Diễn tập ứng phó sự cố công trình thủy lợi Dầu Tiếng

Thứ hai - 05/12/2016 17:33 91 0
Sáng 3.12, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa tổ chức diễn tập “Ứng phó sự cố công trình thủy lợi Dầu Tiếng” năm 2016.
Sáng 3.12, Ban chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn (PCTT & TKCN) công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa tổ chức diễn tập “Ứng phó sự cố công trình thủy lợi Dầu Tiếng” năm 2016.
 
 

Tham dự buổi diễn tập có các đại biểu: Tăng Quốc Chính- Phó Cục trưởng Cục Phòng chống thiên tai, Phó chánh Văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn); Đồng Văn Tự- Vụ trưởng Vụ Quản lý công trình và an toàn đập Tổng cục Thủy lợi (Bộ NN&PTNT); Phạm Văn Tân- Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh, Trưởng ban Phòng chống thiên tai Công trình thủy lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa; Trần Văn Chiến- Phó chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng ban chỉ đạo diễn tập “Ứng phó sự cố công trình thủy lợi Dầu Tiếng” năm 2016 cùng lãnh đạo Ban chỉ huy PCTT & TKCN các tỉnh Long An, Bình Dương, Bình Phước và thành phố Hồ Chí Minh...

Diễn biến cuộc diễn tập, giả định hiện cao trình mực nước của hồ Dầu Tiếng lên đến 25,1m và tiếp tục chịu tác động của bão cũng như áp thấp nhiệt đới, lượng mưa được dự báo từ 200-300mm/ngày tương đương với lượng nước đổ về hồ là 405-607,5 triệu m3, khả năng nước sẽ tràn qua đập, đe dọa đến an toàn tuyệt đối cho công trình.

Trước tình hình cấp bách trên, Ban chỉ huy PCTT & TKCN công trình thuỷ lợi Dầu Tiếng – Phước Hòa đề nghị Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Tây Ninh điều động, tăng cường chiến sĩ cơ động đến hiện trường dùng mìn phá đoạn đập tại vị trí K23 của đập phụ trên địa bàn xã Tân Hưng, huyện Tân Châu để phân lũ xuống sông Vàm Cỏ Đông.

 

Việc phá đập làm ảnh hưởng trực tiếp đến một số hộ dân sinh sống ở khu vực ấp Phước Bình 1, xã Suối Đá, huyện Dương Minh Châu và nhiều vùng lân cận thuộc huyện Dương Châu, Châu Thành, Hòa Thành, Gò Dầu, Bến Cầu, thành phố Tây Ninh, cùng một phần các huyện Trảng Bàng, Tân Châu và Tân Biên.

 

Để đảm bảo an toàn về người và tài sản nhân dân, Bộ CHQS tỉnh đã phối hợp chặt chẽ với các lực lương công an, dân quân sơ tán dân về nơi an toàn, tổ chức cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ tính mạng và tài sản của nhân dân.

Trong tình huống cứu nạn, các lực lượng chức năng đã tổ chức cứu được 9 người và tìm thấy 1 thi thể, thu gom được một số tài sản của người dân đưa đến nơi an toàn; lực lượng y tế có mặt kịp thời sơ cấp cứu những nạn nhân bị thương để chuyển lên tuyến trên…

 

Phát biểu sau cuộc diễn tập, ông Tăng Quốc Chính cho biết, diễn tập thành công góp phần nâng cao ý thức về phòng chống thiên tai của các cấp, các ngành và trong nhân dân; hoàn thiện kỹ năng phòng chống thiên tai đối với các sự cố cụ thể trong tình huống cụ thể; nâng cao được năng lực ứng phó sự cố thiên tai nếu có tình huống xấu xảy ra.

 

Nội dung diễn tập thể hiện được các tình huống, cơ cấu tổ chức, thực hành diễn tập, đặc biệt là vấn đề tuyên truyền sâu rộng trong cộng đồng, làm cho người dân hiểu được tầm quan trọng của vấn đề; sự chuẩn bị, phối hợp tốt của các lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ địa phương cũng như có sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo tỉnh Tây Ninh và các tỉnh, thành trong khu vực.

Ngoài ra, ông Chính cũng nhận định tầm quan trọng của hồ Dầu Tiếng với sự góp phần tích cực vào việc chống hạn cho các tỉnh, thành trong khu vực; điều hòa môi trường, tạo ra dòng chảy môi trường đối với tỉnh Tây Ninh và TP.Hồ Chí Minh, Bình Dương, Bình Phước, Long An; hạn chế việc xâm nhập mặn cho sông Sài Gòn và cung cấp nước sinh hoạt cho các tỉnh, thành trong khu vực…

Đưa tài sản của người dân lên vị trí an tòan.

Đánh giá và rút kinh nghiệm sau diễn tập, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh Trần Văn Chiến- Trưởng Ban chỉ đạo diễn tập “Ứng phó sự cố công trình thủy lợi Dầu Tiếng” năm 2016 cho biết, buổi diễn tập đã thành công tốt đẹp, đúng theo kịch bản và là bài học thực tế sâu sắc để ứng phó nếu có tình huống xấu xảy ra.

Tuy nhiên, ông Chiến cũng cho rằng, quá trình diễn tập vẫn còn hạn chế cần rút kinh ngiệm, như việc thông báo cho người dân trong vùng bị ảnh hưởng diễn ra trong thời gian quá ngắn dẫn đến một số hộ dân nhận thông tin chậm, làm ảnh hưởng đến việc di dời người và tài sản nhân dân đến nơi an toàn; sự phối hợp giữa các cơ quan, các cấp, các ngành còn có lúc chưa chặt chẽ…

Tác giả: Theo BTNO

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập89
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm86
  • Hôm nay1,649
  • Tháng hiện tại33,483
  • Tổng lượt truy cập2,127,951
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây