Nông dân say mê sáng tạo khoa học kỹ thuật

Thứ ba - 07/03/2017 15:33 101 0
Trước năm 1975, ông chỉ học hết lớp 5 rồi nghỉ. Đến năm 18 tuổi, ông tìm đến gara Tân Hiệp Thành ở thị xã Tây Ninh (nay là TP.Tây Ninh) học nghề sửa máy cày. Sau ba năm miệt mài học tập, ông biết khá nhiều về máy móc nông nghiệp. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông xuống Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) làm nghề sửa chữa cơ khí được ba năm. Vì điều kiện sức khỏe không tốt, ông Hường trở về quê nhà làm nghề nông.
 
 

ndettert.png

Đó là ông Lê Văn Hường, nông dân ấp Thuận Bình, xã Truông Mít.

Trước năm 1975, ông chỉ học hết lớp 5 rồi nghỉ. Đến năm 18 tuổi, ông tìm đến gara Tân Hiệp Thành ở thị xã Tây Ninh (nay là TP.Tây Ninh) học nghề sửa máy cày. Sau ba năm miệt mài học tập, ông biết khá nhiều về máy móc nông nghiệp. Sau ngày miền Nam giải phóng, ông xuống Thủ Đức (TP.Hồ Chí Minh) làm nghề sửa chữa cơ khí được ba năm. Vì điều kiện sức khỏe không tốt, ông Hường trở về quê nhà làm nghề nông.

Trước tình trạng ngày càng khan hiếm nhân công trên đồng ruộng, ông Hường nhớ tới những kiến thức và kinh nghiệm của mình đã tích lũy được trong lĩnh vực cơ khí, liền đem ra áp dụng chế tạo những máy móc nông nghiệp để thay thế sức người.

Bước đầu ông Hường sáng chế ra chiếc máy chày lỗ để tỉa đậu và được bà con ủng hộ mua máy về sử dụng để giảm công lao động thủ công. Trung bình một ngày máy chài lỗ tỉa được 3 héc ta, tiết kiệm chi phí từ 30 đến 40% so với cách thuê nhân công cuốc lỗ tỉa đậu, đồng thời với cách làm như thế làm lỗ tỉa có khoảng cách, độ sâu đồng đều nhau tạo điều kiện cho cây đậu nảy mầm đồng nhất dễ chăm sóc, dễ xử lý cỏ dại và năng suất ổn định hơn so với cách làm truyền thống. Chi phí chế tạo máy tỉa đậu giá thành 10 triệu đồng, nhờ giá thành rẻ phù hợp với khả năng của nông dân, nên sau khi ông chế tạo và áp dụng thành công bộ phận tỉa đậu này đã có nhiều nông dân trong và ngoài huyện đặt mua về sử dụng. Không những chế tạo thành công máy chày lỗ tỉa đậu, lão nông này còn chế tạo máy đào lỗ trồng cây thuốc lá, trồng khoai mì. Hai công trình sáng tạo của ông được giới thiệu tham dự Hội thi sáng tạo khoa học – kỹ thuật tỉnh Tây Ninh lần thứ 9 năm 2014 – 2015 và đã đạt 2 giải khuyến khích. Vừa qua, đã có 01 công ty ở Lào đặt mua một số máy cày, máy xới chuyên dùng của ông, ông đã bán và được rước qua Lào để hướng dẫn vận hành.

Ông bộc bạch: "Để chế tạo được các máy này là cả một quá trình gian nan. Mỗi một bộ phận máy tôi phải làm từ 2- 3 năm mới thành công. Tôi vẽ thiết kế xong, đi mua sắt, đem ra tiệm cơ khí thuê thợ thi công, sau đó lắp vào cho hoạt động thử nghiệm trên đồng ruộng. Bộ phận nào không đạt yêu cầu, phải thiết kế lại. Có lúc hết kinh phí, tôi bán 2 chỉ vàng - gia tài lớn nhất của gia đình - hoặc đi vay mượn tiền để đầu tư vào chế tạo máy móc. Tuy có cực khổ, tốn kém, nhưng bây giờ thấy máy của mình được nhiều người sử dụng, tôi vui lắm".

Ông Lê Văn Hường đã vinh dự được Chủ tịch UBND tỉnh Tây Ninh tặng Bằng khen có thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước giai đoạn 2010 - 2015; được Huyện ủy, UBND huyện Dương Minh Châu công nhận và  khen thưởng là cá nhân tiêu biểu trong học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh giai đoạn 2011 - 2015. 

Tác giả: Lục Quốc Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập6
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay49
  • Tháng hiện tại3,387
  • Tổng lượt truy cập1,954,351
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây