Phối hợp đưa 3 dịch vụ công lĩnh vực tư pháp lên Cổng DVCQG

Thứ sáu - 28/08/2020 09:18 127 0
Nhằm tiếp tục đưa các dịch vụ công đến với doanh nghiệp, người dân, chiều 14/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp với đại biểu một số Bộ, cơ quan, địa phương về tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

Ảnh: Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng phát biểu tại buổi họp

Nhằm tiếp tục đưa các dịch vụ công đến với doanh nghiệp, người dân, chiều 14/2, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng chủ trì cuộc họp với đại biểu một số Bộ, cơ quan, địa phương về tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến trong lĩnh vực tư pháp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia (DVCQG).

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng cho biết, dịch vụ công trong lĩnh vực tư pháp (đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp) trên Cổng DVCQG là những dịch vụ giúp ích cho người dân, doanh nghiệp.

"Đây là những việc mới, việc khó, nhưng tinh thần là mạnh dạn triển khai, hoàn thiện dần, dịch vụ công nào cung cấp được là cung cấp cho người dân, doanh nghiệp. Đây cũng là việc giúp cho đất nước tăng trưởng", Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP nhấn mạnh.

Theo Cục trưởng Cục Kiểm soát TTHC (VPCP) Ngô Hải Phan, triển khai nhiệm vụ của Thủ tướng Chính phủ giao về kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Cổng DVCQG, VPCP đã ban hành nhiều văn bản gửi các Bộ, ngành, địa phương chỉ đạo các đơn vị trực thuộc thực hiện một số nhiệm vụ. Trong đó có việc nghiên cứu, tổ chức triển khai xây dựng, nâng cấp các dịch vụ công đáp ứng yêu cầu thực hiện trực tuyến trên môi trường mạng; hoàn thành việc hiệu chỉnh DVC, Hệ thống thông tin một cửa điện tử cấp Bộ để sử dụng chung Hệ thống xác thực của Cổng DVCQG....

Theo ông Ngô Hải Phan, thực tế thực hiện cho thấy, các thủ tục về đăng ký giao dịch bảo đảm, cấp phiếu lý lịch tư pháp, đăng ký khai sinh là các thủ tục hành chính có đủ điều kiện thực hiện dịch vụ công trực tuyến mức độ 3, đồng thời có tần suất thực hiện lớn. Như năm 2019, đăng ký khai sinh là trên 2 triệu trường hợp; trên 559 nghìn yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp; trên 710 nghìn hồ sơ thực hiện biện pháp đăng ký giao dịch bảo đảm.

Bên cạnh đó, hiện nay các địa phương đã triển khai thực hiện liên thông các thủ tục đăng ký khai sinh, đăng ký thường trú, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trẻ dưới 6 tuổi. Việc thực hiện liên thông TTHC đã góp phần đơn giản hóa thủ tục, giảm chi phí đi lại cho người dân. Tuy nhiên vẫn còn có thể tiết giảm được đến mức tối đa chi phí thực hiện về thời gian, thành phần hồ sơ) nếu được thực hiện thông qua Cổng DVCQG.

Cục Kiểm soát TTHC kiến nghị Bộ Tư pháp chủ trì, phối hợp với VPCP tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, đơn giản hóa TTHC làm cơ sở để xây dựng, tích hợp, cung cấp dịch vụ công trực tuyến đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp chuẩn hóa, thống nhất, đơn giản, thuận tiện trên toàn quốc. Tích hợp, chia sẻ dữ liệu đăng ký, quản lý hộ tịch, lý lịch tư pháp với Cổng DVCQG để cung cấp dịch vụ công trực tuyến, tích hợp, chia sẻ dữ liệu với hệ thống một cửa của các địa phương...

Cải cách để giảm thời gian thực hiện TTHC

Thứ trưởng Bộ Tư pháp Nguyễn Khánh Ngọc cho biết Bộ Tư pháp ủng hộ quyết tâm cao của Chính phủ trong cải cách TTHC, tinh thần này đã và được Bộ quyết liệt triển khai qua ứng dụng mạnh mẽ CNTT. Với cả 3 dịch vụ: Đăng ký giao dịch bảo đảm, đăng ký khai sinh, cấp phiếu lý lịch tư pháp với Bộ Tư pháp đã triển khai trong thời gian qua và sơ bộ không có vướng mắc khi triển khai. Về cấp phiếu lý lịch tư pháp hiện cấp ở 64 đầu mối (Bộ và các địa phương), Bộ sẵn sàng chia sẻ kết nối với các địa phương để kết nối với Cổng DVCQG.

Đại diện Bộ Công an cho biết đơn vị hoàn toàn ủng hộ việc phải cải cách để giảm bớt thủ tục thời gian cho người dân khi thực hiện TTHC. Về cấp phiếu lý lịch tư pháp, đại diện Bộ cho biết cần tiếp tục cải cách đặc biệt là phần nhập hồ sơ và trả phiếu lý lịch cho người dân.

Đối với Hà Nội, Giám đốc Sở Tư pháp Ngô Anh Tuấn cho biết, đăng ký khai sinh của Hà Nội hàng năm khoảng 120 nghìn đăng ký; giao dịch bảo đảm năm 2019 khoảng 115 nghìn hồ sơ; riêng đăng ký lý lịch tư pháp tại Hà Nội có số lượng lớn, bình quân 1 ngày khoảng 400 hồ sơ nộp đăng ký. Sở Tư pháp nhất trí với 3 dịch vụ lĩnh vực tư pháp được nêu tại cuộc họp và đề nghị thực hiện càng sớm càng tốt và thực hiện ngay từ quý I/2020.

Tại Hải Phòng, trong 3 dịch vụ nêu trên đã đưa vào thực hiện 2 dịch vụ là: Đăng ký khai sinh và đăng ký phiếu lý lịch tư pháp. Tỉnh nhất trí cần tiếp tục đưa dịch vụ đăng ký giao dịch bảo đảm vào triển khai. Tỉnh Bắc Ninh cũng đã triển khai 2 dịch vụ: Đăng ký khai sinh và đăng ký phiếu lý lịch tư pháp triển khai ở mức độ 3. Đại diện tỉnh Hà Nam cũng cho biết hạ tầng của tỉnh bảo đảm để kết nối với Cổng DVCQG.

Tại buổi làm việc, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP cùng đại diện các Bộ, cơ quan, địa phương thống nhất quan điểm chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về kết nối, tích hợp Cổng dịch vụ công, Hệ thống một cửa điện tử cấp bộ, cấp tỉnh với Cổng DVCQG, từ đó xác định cần triển khai thực hiện bằng được các dịch vụ công lĩnh vực tư pháp trên Cổng DVCQG..

Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị với nhóm dịch vụ công đã khai trương ngày 9/12/2019, với những đơn vị nào chưa thực hiện được cần tiếp tục hoàn thiện trong thời gian tới. Liên quan đến kết nối của 3 dịch vụ công lĩnh vực tư pháp, Bộ trưởng, Chủ nhiệm VPCP đề nghị Bộ Tư pháp tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan triển khai, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện. VPCP sẽ tiếp tục cùng các Bộ, cơ quan, địa phương phối hợp để đưa 3 dịch vụ công lĩnh vực tư pháp lên Cổng DVCQG.

Tác giả: PTP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập26
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm25
  • Hôm nay3,416
  • Tháng hiện tại52,716
  • Tổng lượt truy cập2,605,741
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây