MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 154/2020/NĐ-CP SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU NGHỊ ĐỊNH SỐ 34/2016/NĐ-CP

Thứ năm - 29/07/2021 21:57 355 0
Ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

Ngày 31/12/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 154/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật. Nghị định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2021.

  1. Sự cần thiết, mục đích ban hành

Nghị định được ban hành nhằm khắc phục những hạn chế, vướng mắc trong thực tiễn thi hành Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, bảo đảm phù hợp với Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

  1. Nội dung

Nghị định gồm 03 Điều sửa đổi, bổ sung một số điều của nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật, cụ thể: (1) Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (2) Bổ sung, thay thế, bãi bỏ một số quy định của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (3) Hiệu lực thi hành.

2.1. Bổ sung loại văn bản không phải là VBQPPL

Khoản 1 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP bổ sung điểm g1 vào sau điểm g khoản 3 Điều 3 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP quy định về các trường hợp Nghị quyết do Hội đồng nhân dân và quyết định do Ủy ban nhân dân ban hành không phải là văn bản quy phạm pháp luật như sau:

“g1) Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch;”.

Như vậy, ngoài các trường hợp đã được quy định trước đó thì khoản 1 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP cũng bổ sung trường hợp “Nghị quyết về chương trình, đề án, dự án, kế hoạch” cũng không phải là VBQPPL.

2.2. Bổ sung trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo VBQPPL

Điều 25 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP về trách nhiệm của cơ quan, tổ chức chủ trì soạn thảo văn bản quy phạm pháp luật được bổ sung khoản 3a như sau:

3a. Trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo văn bản quy phạm pháp luật.”.

Như vậy, cơ quan chủ trì soạn thảo phải trả lời bằng văn bản đối với ý kiến phản biện xã hội của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong trường hợp Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thực hiện phản biện xã hội đối với dự thảo VBQPPL.

2.3. Về đánh giá tác động của chính sách

Nghị định 154/2020/NĐ-CP nêu rõ:

- Tác động về xã hội được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với một hoặc một số nội dung về dân số, việc làm, tài sản, sức khỏe, môi trường, y tế, giáo dục, đi lại, giảm nghèo, giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng, xã hội, chính sách dân tộc (nếu có) và các vấn đề khác có liên quan đến xã hội.

-Tác động về giới (nếu có) được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo các tác động kinh tế, xã hội liên quan đến cơ hội, điều kiện, năng lực thực hiện và thụ hưởng các quyền, lợi ích của mỗi giới.”.

- Tác động đối với hệ thống pháp luật được đánh giá trên cơ sở phân tích, dự báo tác động đối với tính thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật; khả năng thi hành và tuân thủ pháp luật của các cơ quan, tổ chức, cá nhân; khả năng thi hành và tuân thủ của Việt Nam đối với các điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.”

2.4. Sửa đổi quy định về đề nghị xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật theo trình tự, thủ tục rút gọn

Khoản 10 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP quy định sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 37 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP như sau:

“1. Thủ tướng Chính phủ tự mình hoặc theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ quyết định theo thẩm quyền hoặc đề nghị cơ quan có thẩm quyền quyết định áp dụng trình tự, thủ tục rút gọn theo quy định tại Điều 146 và khoản 3 Điều 147 của Luật.

Trường hợp cần ban hành thông tư để giải quyết những vấn đề cấp bách phát sinh trong thực tiễn quy định tại khoản 1 Điều 146 của Luật thì trước khi trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có trách nhiệm lấy ý kiến bằng văn bản của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Văn bản lấy ý kiến gồm các nội dung quy định tại khoản 4 Điều này.

Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được văn bản lấy ý kiến, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm trả lời bằng văn bản về việc ban hành thông tư theo trình tự, thủ tục rút gọn đối với thông tư quy định tại khoản này.”.

2.5. Sửa đổi, bổ sung các loại văn bản được kiểm tra, xử lý và các trường hợp VBQPPL được xem là văn bản trái pháp luật

- Theo điểm b khoản 17 Điều 1 Nghị định 154/2020/NĐ-CP, các trường hợp VBQPPL được xem là văn bản trái pháp luật gồm:

+ Văn bản ban hành không đúng thẩm quyền;

+ Văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn;

+ Văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; (Nội dung mới bổ sung)

+  Văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo;

+ Thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

- Các loại văn bản được kiểm tra, xử lý tại Điều 103 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung như sau:

+ Điểm b khoản 1 Điều 103 về văn bản được kiểm tra: “b) Thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Tổng Kiểm toán nhà nước;”.

+ Điểm a khoản 2 Điều 103 về văn bản được xử lý: “a) Văn bản trái pháp luật gồm văn bản ban hành không đúng thẩm quyền; văn bản có nội dung trái với Hiến pháp, trái với văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực pháp lý cao hơn; văn bản quy định thời điểm có hiệu lực trái với quy định tại khoản 1 Điều 151 của Luật; văn bản vi phạm quy định của pháp luật về đánh giá tác động của chính sách, lấy ý kiến, thẩm định, thẩm tra dự thảo; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ ban hành trong trường hợp cấp bách để giải quyết những vấn đề phát sinh trong thực tiễn theo trình tự, thủ tục rút gọn nhưng không thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 147 của Luật;”.

2.6. Sửa đổi, bổ sung quy định về kỹ thuật viện dẫn văn bản

Nếu khoản1 Điều 75 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP chỉ quy định về kỹ thuật viện dẫn văn bản mang tính chung chung (không phân biệt là viện dẫn lần đầu hay những lần tiếp theo), thì tại khoản 1 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP đã quy định rõ khi viện dẫn lần đầu văn bản có liên quan, phải ghi đầy đủ tên loại văn bản, số, ký hiệu văn bản; ngày, tháng, năm thông qua hoặc ký ban hành văn bản; tên cơ quan, người có thẩm quyền ban hành văn bản và tên gọi văn bản. Trong lần viện dẫn tiếp theo, đối với luật, pháp lệnh, ghi đầy đủ tên loại văn bản, tên gọi của văn bản; đối với các văn bản khác, ghi tên loại, số, ký hiệu của văn bản đó.

2.7. Bổ sung quy định về viết hoa trong văn bản quy phạm pháp luật

Nếu Nghị định số 34/2016/NĐ-CP không quy định về viết hoa trong văn bản quy phạm pháp luật, thì tại khoản 14 Điều 1 Nghị định số 154/2020/NĐ-CP đã bổ sung nội dung quy định về chữ viết hoa trong văn bản và được hướng dẫn chi tiết tại Phụ lục VI kèm theo Nghị định số 154/2020/NĐ-CP. Các trường hợp viết hoa trong văn bản quy phạm pháp luật như: viết hoa vì phép đặt câu: viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của một câu hoàn chỉnh: sau dấu chấm câu (.); sau dấu hai chấm trong ngoặc kép (:"…"); khi xuống dòng hoặc bắt đầu đoạn; viết hoa chữ cái đầu âm tiết thứ nhất của khoản, điểm; viết hoa danh từ riêng chỉ tên người; viết hoa tên địa lý; viết hoa tên cơ quan, tổ chức và viết hoa trong một số trường hợp khác.

Ngoài ra, khoản 3 Điều 2 Nghị định 154/2020/NĐ-CP cũng bãi bỏ Điều 36; điểm c khoản 1 và khoản 6 Điều 143 Nghị định số 34/2016/NĐ-CP./.

PTP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập27
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm23
  • Hôm nay2,696
  • Tháng hiện tại14,093
  • Tổng lượt truy cập2,643,304
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây