Trả lời:
Nhiệm vụ xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được triển khai thực hiện nhằm các mục tiêu sau:
- Thứ nhất, Nâng cao nhận thức pháp luật, giáo dục ý thức tôn trọng, tuân thủ và chấp hành pháp luật; bảo đảm quyền con người, quyền công dân, quyền được thông tin về pháp luật; kịp thời tháo gỡ mâu thuẫn, tranh chấp, vướng mắc, kiến nghị trong thi hành pháp luật trên địa bàn cấp xã.
- Thứ hai, Tổ chức và bảo đảm hiệu lực, hiệu quả thi hành Hiến pháp, pháp luật, quản lý nhà nước và xã hội bằng pháp luật; nâng cao trách nhiệm của cán bộ, công chức cấp xã trong thực thi công vụ.
- Thứ ba, Cải thiện điều kiện tiếp cận thông tin pháp luật, phổ biến, giáo dục pháp luật, hòa giải ở cơ sở, giải quyết thủ tục hành chính, phát huy dân chủ ở cơ sở của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
Trả lời:
Việc triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn đạt chuẩn tiếp cận pháp luật phải tuân thủ các nguyên tắc sau:
- Thứ nhất, Bảo đảm dân chủ, khách quan, công bằng, công khai, minh bạch.
- Thứ hai, Xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là nhiệm vụ của toàn bộ hệ thống chính trị, gắn với thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh của địa phương.
- Thứ ba, Kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật là tiêu chí đánh giá xã đạt chuẩn nông thôn mới và phường, thị trấn đạt chuẩn đô thị văn minh; đảng bộ, chính quyền cấp xã đạt tiêu chuẩn “trong sạch, vững mạnh”; là tiêu chí đánh giá thi đua, khen thưởng hằng năm của chính quyền cấp xã.
Trả lời:
Quy định nội dung xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật có ý nghĩa tạo cơ sở cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham mưu, tổ chức thực hiện việc quản lý, chỉ đạo, điều hành, triển khai nhiệm vụ, hoạt động đảm bảo khả thi, đồng bộ, hiệu quả.
Trong đó, tập trung vào các nội dung sau:
- Xây dựng, ban hành chính sách, pháp luật; chương trình, kế hoạch triển khai, thực hiện xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tăng cường khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân.
- Tuyên truyền, phổ biến nhằm nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ, công chức, chính quyền các cấp và cơ quan, tổ chức, cá nhân về vị trí, vai trò, ý nghĩa của xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Rà soát, đánh giá việc thực hiện tiêu chí tiếp cận pháp luật; công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; đề ra giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, cải thiện khả năng tiếp cận pháp luật cho người dân tại cơ sở.
- Chỉ đạo, hướng dẫn nghiệp vụ, tổ chức bồi dưỡng, tập huấn nâng cao chất lượng nguồn nhân lực làm công tác xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Lồng ghép xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trong chương trình, chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng - an ninh và xóa đói, giảm nghèo.
- Sơ kết, tổng kết, thống kê, báo cáo, theo dõi kết quả, kiểm tra, khen thưởng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
Trả lời:
Tiêu chí tiếp cận pháp luật gồm 05 tiêu chí thành phần với tổng số 100 điểm. Điểm số, nội dung và cách tính điểm của các chỉ tiêu tiếp cận pháp luật được quy định cụ thể tại Thông tư số 07/2017/TT-BTP ngày 28/7/2017 của Bộ Tư pháp, gồm các tiêu chí sau đây:
- Tiêu chí 1: Bảo đảm thi hành Hiến pháp và pháp luật.
- Tiêu chí 2: Thực hiện thủ tục hành chính thuộc thẩm quyền của Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Tiêu chí 3: Phổ biến, giáo dục pháp luật.
- Tiêu chí 4: Hòa giải ở cơ sở.
- Tiêu chí 5: Thực hiện dân chủ ở cơ sở.
Trả lời:
Điều kiện công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
- Xã, phường, thị trấn được xem xét, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật khi có đủ các điều kiện sau đây:
+ Không có tiêu chí nào dưới 50% số điểm tối đa;
+ Tổng số điểm của các tiêu chí tiếp cận pháp luật phải đạt từ 90% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại I, từ 80% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại II và từ 70% số điểm tối đa trở lên đối với cấp xã loại III;
+ Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân đạt từ 80% tổng số điểm tối đa trở lên;
+ Trong năm không có cán bộ, công chức cấp xã bị xử lý kỷ luật bằng hình thức từ cảnh cáo trở lên do vi phạm pháp luật trong thực thi công vụ hoặc phải bồi thường thiệt hại do hành vi công vụ trái pháp luật gây ra.
- Việc xác định cấp xã thuộc loại I, loại II, loại III thực hiện theo quy định tại Nghị quyết số 1211/2016/UBTVQH13 ngày 25/5/2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XIII về tiêu chuẩn của đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính.
Trả lời:
Thẩm quyền công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện) xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; chỉ đạo thực hiện các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện thành lập Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật để tư vấn, giúp Chủ tịch tổ chức việc đánh giá, công nhận, xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật gồm một lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện làm Chủ tịch; Trưởng phòng Tư pháp làm Phó Chủ tịch.
Trả lời:
Thời hạn thực hiện đánh giá được quy định như sau:
- Thời hạn được tính để thực hiện chấm điểm, đánh giá kết quả thực hiện các tiêu chí tiếp cận pháp luật: Được tính theo năm kinh tế - xã hội của địa phương, tính từ ngày 01 tháng 01 đến hết ngày 31 tháng 12 hàng năm.
- Thời hạn để thực hiện quy trình chấm điểm, đánh giá, công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
+ Cấp xã phải hoàn thành việc tự đánh giá trước ngày 05/01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
+ Cấp huyện phải hoàn thành việc thẩm tra, xem xét, công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trước ngày 25/01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
Trả lời:
Quy trình thực hiện đánh giá được quy định như sau:
* Tại cấp xã:
- Ngoài việc tự đánh giá của cấp xã, để đảm bảo tính khách quan, công bằng trong đánh giá chuẩn tiếp cận pháp luật; còn yêu cầu thực hiện đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân khi thực hiện thủ tục hành chính.
Kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân được thực hiện bằng phiếu lấy ý kiến, bảng điện tử hoặc hình thức phù hợp khác tại Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả của Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc kết hợp với đánh giá sự hài lòng của người dân về xây dựng nông thôn mới, chỉ số cải cách thủ tục hành chính hằng năm.
- Công chức cấp xã được giao theo dõi các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật có trách nhiệm tự chấm điểm, gửi kết quả đến công chức Tư pháp - Hộ tịch.
- Căn cứ kết quả tự chấm điểm của công chức cấp xã và kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân thực hiện thủ tục hành chính, công chức Tư pháp - Hộ tịch tổng hợp báo cáo, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức họp đánh giá kết quả xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật. Cuộc họp có đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp tham dự.
- Trường hợp xét thấy đủ điều kiện được công nhận đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật đến Phòng Tư pháp cấp huyện trước ngày 05 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
- Hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật bao gồm:
+ Báo cáo đánh giá kết quả đạt chuẩn của Ủy ban nhân dân cấp xã;
+ Bảng tổng hợp điểm số của các chỉ tiêu, tiêu chí tự chấm điểm;
+ Bảng tổng hợp kết quả đánh giá sự hài lòng của tổ chức, cá nhân;
+ Công văn đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và tài liệu khác (nếu có).
* Tại cấp huyện:
- Phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm thẩm tra hồ sơ đề nghị công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật; tham mưu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp tổ chức họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật.
- Trong trường hợp cần thiết, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện yêu cầu Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã giải trình, bổ sung hồ sơ trong thời hạn không quá 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được yêu cầu.
- Căn cứ kết quả họp Hội đồng đánh giá tiếp cận pháp luật, Phòng Tư pháp cấp huyện lập danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và đề xuất các giải pháp trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp trước ngày 20 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá.
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện xem xét, quyết định công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trước ngày 25 tháng 01 của năm liền kề sau năm đánh giá; báo cáo Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh) kết quả công nhận cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật và các giải pháp đối với cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên địa bàn.
* Tại cấp tỉnh:
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ đạo, quyết định giải pháp xây dựng cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật hằng năm phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội trên địa bàn.
9. Hỏi: Việc niêm yết kết quả đánh giá, công bố cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật được quy định như thế nào?
Trả lời:
* Niêm yết kết quả chấm điểm:
Ủy ban nhân dân cấp xã niêm yết công khai kết quả chấm điểm các tiêu chí, chỉ tiêu tiếp cận pháp luật tại trụ sở làm việc, nhà văn hóa hoặc nơi sinh hoạt cộng đồng của thôn, làng, ấp, bản, phum, sóc, tổ dân phố và cộng đồng dân cư khác và thông báo trên đài, loa truyền thanh cơ sở trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày hoàn thành việc tự chấm điểm.
* Công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật:
Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh công bố danh sách cấp xã đạt chuẩn tiếp cận pháp luật, danh sách cấp xã chưa đạt chuẩn tiếp cận pháp luật trên Cổng/Trang tin điện tử của địa phương chậm nhất là 05 ngày làm việc kể từ ngày ký quyết định công nhận đối với cấp huyện và 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với cấp tỉnh.
Tác giả: PTP huyện
Ý kiến bạn đọc