Tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh động vật

Thứ sáu - 27/10/2023 06:17 55 0
Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi.

Theo thông tin của Bộ Nông nghiệp và PTNT, trong hơn 09 tháng đầu năm 2023 cả nước có: 18 ổ dịch Cúm gia cầm (CGC) A/H5N1 tại 11 tỉnh, số gia cầm mắc bệnh, chết và tiêu hủy hơn 34.000 con (giảm trên 57% so với cùng kỳ năm 2022); 390 ổ dịch bệnh Dịch tả lợn Châu Phi (DTLCP) tại 41 tỉnh, thành phố, với hơn 14.000 con lợn mắc bệnh, chết và bị tiêu hủy (giảm trên 73%); 96 ổ dịch Viêm da nổi cục (VDNC) tại 14 tỉnh, số trâu, bò mắc bệnh 438 con (giảm trên 80%); 22 ổ dịch Lở mồm long móng (LMLM) tại 11 tỉnh, thành phố, số gia súc mắc bệnh 753 con (tăng gần 243%); 03 ổ dịch bệnh Tai xanh trên heo tại tỉnh Cao Bằng; 05 ổ dịch bệnh Nhiệt thán tại 03 tỉnh Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên; đặc biệt, có 276 trường hợp chó, mèo nghi mắc bệnh Dại đã được báo cáo tại 30 tỉnh, thành phố; đặc biệt có 65 người tử vong vì bệnh Dại tại 27 tỉnh, thành phố (tăng 15 trường hợp người tử vong).

Nguy cơ các loại dịch bệnh xảy ra là rất cao, nhất là các tháng cuối năm 2023 và đầu nằm 2024 chủ yếu do: tỷ lệ tiêm phòng đạt rất thấp, nhất là bệnh DTLCP, bệnh Dại; nhiều đàn gia súc, gia cầm có tiêm phòng nhưng đã hết hoặc sắp hết thời gian miễn dịch; nhiều loại mầm bệnh như CGC, DTLCP, LMLM, Dại,... đang còn lưu hành; chăn nuôi an toàn sinh học, xây dựng vùng, cơ sở an toàn dịch bệnh còn hạn chế.

Việc phòng bệnh cho vật nuôi hiện nay là một điều vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong quy trình chăn nuôi. Ở đâu còn bệnh truyền nhiễm lưu hành thì ở đó sản phẩm chăn nuôi sẽ bị đe dọa ngừng lưu thông. SỬ DỤNG VẮC XIN phòng bệnh cho vật nuôi là biện pháp tốt nhất để đảm bảo cho nền chăn nuôi phát triển bền vững và an toàn. Điều quan trọng hơn nữa là làm tốt công tác tiêm phòng và phòng chống dịch bệnh động vật sẽ giúp con người tránh được những hiểm họa của các dịch, bệnh trên động vật có khả năng lây sang người như cúm gia cầm, bệnh dại, và nhiều bệnh khác chúng ta chưa thể lường trước được.

TIÊM PHÒNG là giải pháp rẻ nhất, hiệu quả nhất trong bảo vệ đàn vật nuôi, thế nhưng trên thực tế không phải hộ dân nào cũng nhận thức rõ và chấp hành nghiêm túc, hàng năm vẫn còn nhiều hộ gia đình né tránh, chưa chấp hành nghiêm túc việc tiêm phòng cho đàn gia súc, gia cầm và tiêm phòng dại cho đàn chó nuôi. Thực tiễn nhiều năm qua cho thấy đàn gia súc, gia cầm, đàn chó nuôi được tiêm đúng, tiêm đủ các loại vắc xin theo đúng yêu cầu sẽ có tác dụng miễn dịch chống lại các dịch bệnh, giảm thiệt hại kinh tế do gia súc, gia cầm ốm chết, bị tiêu hủy do dịch và giảm rủi ro, chi phí tốn kém chữa bệnh khi bị chó dại cắn. Làm tốt công tác phòng dịch sẽ bảo đảm an toàn thực phẩm góp phần bảo vệ sức khỏe của người dân và cả cộng đồng

Việc phòng bệnh trong chăn nuôi hiện nay là một khâu vô cùng quan trọng trong quy trình chăn nuôi, vì nếu xảy ra dịch bệnh thì thực phẩm chăn nuôi sẽ bị ngừng lưu hành, gây thiệt hại lớn cho người chăn nuôi. Chính vì vậy, để bảo vệ an toàn cho đàn gia súc, gia cầm và đàn chó nuôi người chăn nuôi cần thực hiện tốt công tác phòng bệnh bằng tiêm phòng vắc-xin sẽ mang lại nhiều lợi ích, giảm thiểu được những rủi ro về sau.
 

Tác giả: BCXB

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm60
  • Hôm nay2,213
  • Tháng hiện tại51,513
  • Tổng lượt truy cập2,604,538
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây