ĐỔI MỚI TRÊN VÙNG ĐẤT ANH HÙNG

Thứ ba - 25/07/2023 20:40 281 0

Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ cứu nước, quân và dân huyện Dương Minh Châu nói chung, xã Phước Ninh nói riêng, kiên cường chống giặc ngoại xâm bảo vệ quê hương. Địa phương được chọn xây dựng Căn cứ cách mạng Chiến khu Dương Minh Châu vào đầu năm 1951. Đây là địa bàn hoạt động của các cơ quan lãnh đạo, các đơn vị vũ trang của tỉnh Tây Ninh như: Khu 7, Phân liên khu miền Đông Nam Bộ, Xứ ủy, Trung ương Cục miền Nam, Ủy ban kháng chiến hành chánh và Bộ Tư lệnh Nam Bộ. Nơi đây cũng đã từng đập tan cuộc càn lớn nhất của thực dân Pháp ở miền Nam, làm tan rã hoàn toàn 20 tiểu đoàn khi chúng xâm nhập vào khu Căn cứ.

Trong kháng chiến chống Mỹ, khu Căn cứ Dương Minh Châu (DMC) là nơi địch tập trung đánh phá ác liệt nhất, nhưng hầu hết các cuộc càn lớn nhất lúc bấy giờ của Mỹ đều bị các đơn vị chủ lực và bộ đội địa phương bẻ gãy, bảo vệ an toàn khu căn cứ…Căn cứ DMC còn là nơi Mặt trận dân tộc giải phóng của tỉnh Tây Ninh được thành lập và nơi Tỉnh ủy Tây Ninh chọn làm địa điểm họp quyết định việc giải phóng Tây Ninh trong chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Hiện tại với hơn 200 ha rừng dầu nguyên sinh và trồng mới xanh mát, tạo không khí trong lành ngay cạnh hồ Dầu Tiếng với nhiều hứa hẹn tiềm năng du lịch trong tương lai.

Sau ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, xã Phước Ninh anh hùng đang khoác lên mình một diện mạo mới, với khát vọng vươn lên xây dựng cuộc sống ấm no, hạnh phúc.

Về xã Phước Ninh trong những ngày của tháng Bảy, nhân kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh liêt sĩ (27/7/1947- 27/7/2023) chúng tôi là những hội viên Chi hội Văn học nghệ thuật huyện DMC, do Bà Huỳnh Thị Ái Lê- Trưởng Ban Tuyên giáo Huyện uỷ, Chủ tịch Chi hội làm trưởng đoàn cùng đại diện 5 chuyên ngành của Chi hội có chuyến đi thực tế sáng tác tại xã Phước Ninh, huyện DMC. Như một sự sắp xếp sẵn các anh Lê Minh Phương- chủ tịch UBND xã; Nguyễn Thanh Phong- Phó chủ tịch UBND và anh Trần Tấn Hoàng- nguyên bộ đội C31 huyện đội DMC hiện là chủ tịch Hội người cao tuổi xã PN, hồ hỡi nhiệt tình hướng dẫn chúng tôi đến thăm khu Nhà bia tưởng niệm các Anh hùng liệt sĩ và Nhà bia Di tích khá nổi tiếng Cây Ba Thứ, địa phương đã tích cực trồng phục vựng lại. Tương truyền trước đây, nơi này đã từng làm điểm dừng nghỉ chân của các cán bộ, chiến sĩ các Binh đoàn chủ lực, Bộ đội địa phương và Dân quân du kích. Ngay dưới tán lá của cây ba thứ (Sao, Dầu trà beng và cây Sơn) hòa quyện vào nhau cùng chung một gốc như một sự sắp xếp của sự đoàn kết về 3 sắc quân (Bộ đội chủ lực, Bộ đội địa phương và Dân quân du kích) đoàn kết là sức mạnh, cùng xuống đường, công đồn, diệt ác, phá kiềm giải phóng quê hương đất nước.

Cũng trong dịp này chúng tôi đến thăm và tặng quà gia đình của ông Nguyễn Văn Đang, ông thuộc diện chính sách, gia đình có công với nước và có con là nạn nhân chất độc gia cam-dioxin. Chúng tôi đến thăm gia đình thầy giáo Trang Thanh Bình- nguyên hiệu trưởng trường Tiểu học PN vừa nghỉ chế độ hưu trí. Thầy là tấm gương tiêu biểu của địa phương trong học tập và làm theo“Tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”. Bên cạnh việc tu dưỡng, gương mẫu chấp hanh tốt các

chủ trương chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước tại khu dân cư. Được biết ngay sau khi nghỉ hưu, vợ chồng thầy Bình mạnh dạn bắt tay vào đầu tư sửa chữa lại ao cá và ứng dụng mô hình vườn ao sau nhà, thả nuôi hàng chục ngàn con cá lóc đen và ba ba thương phẩm với tổng trị giá trên 500 triệu đồng.

Đoàn chúng tôi hết sức ngỡ ngàng, chứng kiến sự đổi thay trên vùng đất căn cứ ngày nào. Anh Trần Tấn Hoàng- cựu chiến binh xã PN cho biết: “vùng đất này là đất cát pha lẫn đất đen, khi mới giải phóng về, rất khó làm ăn, phèn đỏ nhiều, hoang hoá đất đai cằn cỗi rất khó canh tác sản xuất nông nghiệp. Hàng năm độc nhất chỉ trồng duy nhất một vụ lúa vào mùa nước nổi. Nếu những năm trước đây khi chưa có hồ Dầu Tiếng việc gieo xạ lúa truyền thống nhiều người phải dùng phân mắm và rất nhiều phân bón cao cấp khác mới trồng đươc một vụ lúa”. Đời sống kinh tế ngươi dân còn nhiều thiếu thốn; hệ thống giao thông đi lại khó khăn” thì ngày nay, cuộc sống ngày một cải thiện với diện mạo mới. Đó là sự quan tâm của Đảng, Nhà nước trong đầu tư các công trình kênh thủy lợi, đảm bảo tưới, tiêu nước cho gần nửa vạn ha đất phục vụ nhu cầu sản xuất nông nghiệp cho người dân trên địa bàn. Trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu, quyết định cho việc rửa phèn, tạo nên những ruộng mì, lúa, vườn cây trái tốt tươi; ao nuôi trồng thủy sản, góp phần quan trọng nâng cao thu nhập, phục vụ dân sinh ổn định cuộc sống mà bài viết này không kể hết được.

Mô hình sản xuất, chăn nuôi trang trại

Thời gian qua các cấp lãnh đạo địa phương, chú trọng đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động trong các tầng lớp Nhân dân, đẩy mạnh chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi gắn với ứng dụng khoa học- kỹ thuật vào sản xuất, chăn nuôi. Nhờ đó mà đã giúp nhiều hộ từng bước thoát nghèo, vươn lên trở thành hộ khá, giàu ngay trên mảnh đất, thửa ruộng của mình.

Đến thăm mô hình trồng chăn nuôi thủy sản của gia đình anh Nguyễn Văn Tuân, ấp Phước An anh cho biết: “tôi và những hộ xung quanh trước đâychuyên nuôi cá lóc bông, rất khó nuôi phải cho ăn thức ăn phải là cá tươi, bấp bênh khó vân chuyển mua từ thương lái miền Tây, nổi khỗ khi cá lớn vừa khó bán ra thị trường do trọng lượng cá quá lớn, thịt cá không săn chắc rất khó tiêu thụ. Đến nay hầu hết những chủ trang trại đều chuyển sang nuôi cá lóc đen thuận lợi hơn do nguồn thức ăn dạng viên chế biến sẵn, tuy giá hơi đắt nhưng đáp ứng được yêu cầu trang trại chăn nuôi cá, nuôi ba ba giống và thương phẩm”.

Một mô hình mới đáng kể nữa là trang trại nuôi cá lóc đen, bằng bồn nước nổi của gia đinh chị Hồ Thị Kim Nhựt-ấp Phước Lễ- người đầu tiên duy nhất mạnh dạn vay vốn đầu tư nuôi cá bằng bồn ụ nước nổi, với cách nuôi này rất hiệu quả, gi thuận tiện cho việc xử lý, khử trùng vệ sinh thay nước; đến thăm cơ sở se nhang của chị Nguyễn Thị Kim Phụng tại ấp Phước An. Cơ sở hoạt động rất ổn định đã góp phần giải quyết việc làm tăng thu nhập cho hơn 10 lao động tại địa phương.
 

Trang trại nuôi cá của ấp Phước An

Nếu như cách đây hơn 23 năm, ngày 28/4/2000 quân và dân xã Phước Ninh vinh dự được Chủ tịch nước tặng danh hiệu: Anh hùng lực lượng vũ trang Nhân dân và xã được công nhận xãNông thôn mới (12/2016) thì trong đầu năm nay (2023) được tỉnh, huyện giao nhiệm vụ phấn đấu đi vào thực hiện xã nông thôn

mới (NTM) nâng cao và hoàn thành ngay vào cuối năm với đầy đủ các tiêu chí theo quy định.

Chủ tịch UBND xã Lê Minh Phương cho biết: “chúng tôi nhanh chóng tổ chức thực hiện họp dân, triển khai thu vốn đối ứng 04 tuyến đường giao thông nông thôn tại địa bàn của 04 ấp như: tuyến đường số 7 ấp Phước Tân; tuyến đường số 7 ấp Phước Hiệp; tuyến đường số 8 nối dài ấp Phước Lễ; đường hẻm số 5 ấp Phước An và được các hộ dân trên 4 tuyến đường thống nhất đồng tình thực hiện và đã khởi công trong 4/2023 vừa qua”. Được biết trụ sở làm việc của xã trước đây cũng đã xuống cấp vừa được khởi công xây dựng lại trụ sở mới.

Lĩnh vực nông nghiệp, riêng trong 6 tháng đầu năm tổng diện tích gieo trồng gần 3.800ha mì, hoa màu các loại, đạt hơn 70% so với nghị quyết, tăng gần 10% so với cùng kỳ năm trước. Vừa nói chuyện với chúng tôi chủ tịch xã Lê Minh Phương vừa chỉ tay về phía sau trụ sở xã, hiện là cánh đồng ruộng mì của Nhân dân mới vừa thu hoạch “ bà con vừa trúng mì, được giá cho mùa bội thu, vài ngày nữa các anh xuống đây sẽ là cánh đồng lúa xanh mượt mà tuyệt đẹp như bức tranh cho mà xem”...Hiện tại địa phương đang duy trì 02 Hợp tác xã: 01/ HTX dịch vụ nông nghiệp Phước Ninh đang vừa điều chỉnh chủ trương để xin kinh phí thực hiện dự án Bàu Chòi; 02/ Hợp tác xã Dịch vụ Nông nghiệp Phú Nông, thực hiện trang bị máy móc phục vụ nông nghiệp, trước mắt là vụ mì năm 2023…

Phong trào An ninh trật tự, an toàn xã hội- Khu dân cư kiểu mẫu.

Từ mô hình "sử dụng camera trong đấu tranh phòng, chống tội phạm” hiệu quả được Bộ trưởng Bộ Công an tặng cờ thi đua trong phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc cho Nhân dân và cán bộ xã phước Ninh (2018). Ngay trong tháng 8/2018 địa phương cho ra mắt thực hiện cùng lúc nhiều mô hình như: “tuyến đường sáng -xanh-sạch đẹp; thấp sáng đường quê đảm bảo ANTT; mô hình khu dân cư kiểu mẫu (2019); mô hình "tuyến đường hoa" (2021). Riêng mô hình“sử dụng camera trong đấu tranh phòng, chống tội phạm” qua “nhóm Zalo (2019) trong các tổ tự quản, các đoàn thể, công nhân trên địa bàn với Ban điều hành và 64 nhóm có hơn 2.000 thành viên.Theo đó liên tiếp hai năm ( 2021-2022) được Bộ Công an khen tặng cho Nhân dân và cán bộ xã Phước Ninh thành tích xuất sắc trong công tác “xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ ANTQ”.

Thiết nghĩ, mặc dù địa phương thuộc vùng nông thôn còn gặp nhiều khó khăn, với những lợi thế tiềm năng thành quả mà chúng tôi ghi nhận được, cùng với sự đồng lòng chung sức thống nhất giữa ý Đảng với lòng dân- tin rằng Phước Ninh sẽ tiếp tục gặt hái đạt được nhiều kết quả trong thực hiện xây dựng vùng quê sớm thành công đạt xã Nông thôn mới.
 

Tập thể chi hội VHNT huyện trước cổng khu căn cứ DMC.
Ngày hội thanh niên trước khu căn cứ DMC
 
 

Tác giả: Hoa Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập62
  • Máy chủ tìm kiếm3
  • Khách viếng thăm59
  • Hôm nay1,802
  • Tháng hiện tại51,102
  • Tổng lượt truy cập2,604,127
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây