Tạo thói quen thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính đất đai

Thứ năm - 18/11/2021 20:46 290 0
Trong những năm qua, tỉnh Tây Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp, bước đầu đã mang lại một số kết quả thiết thực.
Trong những năm qua, tỉnh Tây Ninh đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo thúc đẩy ứng dụng công nghệ thông tin, thực hiện cải cách hành chính, xây dựng Chính quyền điện tử, cung cấp dịch vụ công trực tuyến mức độ cao cho người dân và doanh nghiệp, bước đầu đã mang lại một số kết quả thiết thực. Nổi bật, tỉnh đã đưa vào thí điểm Trung tâm Giám sát điều hành đô thị thông minh, Trung tâm Giám sát an toàn, an ninh mạng và đã cung cấp một số dịch vụ đô thị thông minh cho người dân và doanh nghiệp. Mặt khác, Trung tâm phục vụ hành chính công của tỉnh đã đi vào hoạt động hiệu quả, góp phần thực hiện cải cách hành chính, tạo sự công khai, minh bạch và hài lòng cho người dân khi đến làm thủ tục hành chính.
 

Năm 2019, chỉ số mức độ ứng dụng công nghệ thông tin của tỉnh Tây Ninh được Bộ Thông tin và Truyền thông xếp vào nhóm khá khối các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Tại Hội nghị trực tuyến toàn quốc sơ kết 01 năm vận hành Cổng Dịch vụ công Quốc gia do Văn phòng Chính phủ tổ chức vào cuối năm 2020, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhấn mạnh, thực hiện dịch vụ công trực tuyến tốt sẽ tạo ra cơ hội được thụ hưởng dịch vụ một cách bình đẳng của mọi người dân, doanh nghiệp, hạn chế phát sinh tiêu cực. Đây cũng là một chỉ số rất quan trọng để cộng đồng quốc tế đánh giá năng lực cạnh tranh quốc gia, đánh giá xếp hạng Chính phủ điện tử ở các nước.

Cũng tại hội nghị này, Văn phòng Chính phủ công bố 4 dịch vụ công “Thanh toán nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính về đất đai cho hộ gia đình, cá nhân”; dịch vụ “Cung cấp thông tin quy hoạch xây dựng”; dịch vụ “Cấp giấy phép xây dựng nhà ở riêng lẻ” và dịch vụ “Kê khai, nộp lệ phí trước bạ và cấp đăng ký, biển số xe nhập khẩu” được tích hợp trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Tây Ninh là một trong 4 tỉnh (Vĩnh Phúc, Thái Nguyên, Bình Định, Tây Ninh) được Trung ương thí điểm triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai kể từ ngày 15/12/2020.

Ảnh: Các thao tác để thực hiện dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai khá thuận tiện.

Ngay sau đó, Tây Ninh đã triển khai ngay vào thực hiện với việc ban hành các văn bản chỉ đạo đẩy mạnh thực hiện thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính đất đai trên địa bàn tỉnh. UBND tỉnh cũng đã chỉ đạo các đơn vị đầu mối của tỉnh (Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thuế tỉnh, Sở Thông tin và Truyền thông) tạo các nhóm Zalo với các đầu mối của các huyện phụ trách công tác cải cách hành chính để hướng dẫn, hỗ trợ chuyên môn và trao đổi thông tin trong việc thực hiện thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Ảnh: Hướng dẫn người dân sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai.

Đến nay, sau một thời gian triển khai thực hiện, kết quả bước đầu trên địa bàn tỉnh Tây Ninh đã có 68 hồ sơ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính đất đai được thực hiện thành công trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia, với tổng số tiền hơn 200 triệu đồng.

Trong đó, Tân Biên là địa phương thực hiện được nhiều hồ sơ nhất với 23 hồ sơ. Các địa phương khác đều có phát sinh hồ sơ, ít nhất là 2 hồ sơ. Riêng huyện Bến Cầu chưa thực hiện được hồ sơ nào.

Chị Nguyễn Thị Phương Lài (thị trấn Gò Dầu, huyện Gò Dầu) cho biết, vào năm 2020, chị có làm các thủ tục liên quan đến đất đai. Khi đó, chị được cán bộ ở Văn phòng Đăng ký đất đai của huyện hướng dẫn chị thủ tục thanh toán trực tuyến. “Khi có tin nhắn thông báo hồ sơ của tôi đã xong, cần nộp thuế, tôi đã đăng nhập vào Cổng Dịch vụ công Quốc gia để thanh toán. Các bước nhanh, tiện, tôi không phải đi lại, chờ đợi gì hết”, chị Lài nhận xét.

Còn anh Lê Quốc Tuấn (phường 1, thành phố Tây Ninh) cho biết, vừa qua anh có mua đất để ổn định chỗ ở. Khi làm thủ tục về đất đai, anh được cán bộ ở Trung tâm hành chính công tỉnh hướng dẫn anh sử dụng dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính liên quan tới đất đai. “Trước giờ tôi chưa từng sử dụng qua, cũng chưa có tài khoản trên Cổng Dịch vụ công Quốc gia. Nhưng sau khi nghe hướng dẫn, tôi đã đăng nhập bằng điện thoại của mình và đăng ký thành công. Thủ tục cũng đơn giản, chỉ điền thông tin vào thôi. Tôi thấy dịch vụ này khá tiện lợi, nếu phát huy được sẽ tốt cho người dân, nhất là vào những lúc dịch bệnh như bây giờ, hạn chế đi lại càng nhiều càng tốt”, anh Tuấn chia sẻ.

Trong quá trình triển khai thực hiện, Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả, Văn phòng Đăng ký đất đai, Chi cục Thuế cấp huyện cùng phối hợp thực hiện, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân khỉ đến liên hệ giao dịch, tạo bước đà ban đầu cho việc thực hiện thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục hành chính đất đai trên địa bàn tỉnh Tây Ninh.

Tuy nhiên, quá trình triển khai cho thấy một số khó khăn, vướng mắc. Cụ thể như, các thủ tục hành chính về đất đai chưa có quy định cụ thể về hồ sơ điện tử, biểu mẫu điện tử và liên kết các cơ sở dữ liệu liên quan. Khi đăng ký tài khoản dịch vụ công quốc gia qua thuê bao đi động, số chứng minh nhân dân hoặc căn cước công dân thường không khớp với thông tin đăng ký của đơn vị viễn thông cung cấp thuê bao đi động. Vì vậy, người dân phải đến Trung tâm viễn thông để thay đổi, cập nhật thông tin sau đó mới đăng ký thành công.

Người dân còn thói quen dùng tiền mặt để thanh toán, có tâm lý lo ngại về sự không thuận tiện, mất an toàn thông tin khi sử dụng dịch vụ công trực tuyến.

Do đó, UBND tỉnh Tây Ninh đã kiến nghị với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tháo gỡ khó khăn để Tây Ninh cũng như các tỉnh triển khai thực hiện cung cấp dịch vụ thanh toán trực tuyến nghĩa vụ tài chính trong thực hiện thủ tục đất đai được thuận lợi, dễ dàng hơn, thật sự đem lại tiện ích cho người dân.

Đó là xây dựng cơ sở dữ liệu về đất đai, liên kết, chia sẻ thông tin giữa các hệ thống liên quan đến đất đai; đơn giản hóa quy trình thanh toán trực tuyến, phối hợp, mở rộng thanh toán điện tử liên ngân hàng không giới hạn. Tăng cường công tác truyền thông và thông tin về dịch vụ công trực tuyến để tổ chức, cá nhân hiểu rõ hơn các tiện ích mà dịch vụ mang lại.

Tỉnh cũng đề nghị Trung ương tích hợp các dữ liệu đối với các hồ sơ thủ tục hành chính liên quan về một mã QRCode (theo định dạng của từng mã cá nhân) để người dân có thể đăng nhập dê dàng cũng nhưng thanh toán qua các hình thức quét mã QRCode đảm bảo tính bảo mật, an toàn thông tin và dễ dàng cho người sử dụng; tích hợp các dữ liệu tài khoản Dịch vụ công quốc gia với các cơ sở dữ liệu liên quan theo hình thức xác thực sso (đăng nhập một lần) để giúp cho những tài khoản đã đăng ký bằng CMND chín số khi đổi sang CCCD gắn chíp mới không phải tạo lại tài khoản.

Tác giả: Theo XV

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập48
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm47
  • Hôm nay3,367
  • Tháng hiện tại69,812
  • Tổng lượt truy cập2,699,023
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây