kế hoạch phát triển kinh tế VHXH năm 2023

Thứ ba - 17/10/2023 10:49 288 0
KẾ HOẠCH
Phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023
                                       
Căn cứ Nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh năm 2023;
UBND xã Phước Ninh xây dựng Kế hoạch thực hiện các chỉ tiêu về phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh năm 2023, cụ thể như sau:
I.MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN NĂM 2023
Phấn đấu duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế ổn định, bền vững, gắn với việc sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường; đảm bảo an sinh xã hội. Thực hiện xã hội hóa trên các lĩnh vực y tế, văn hóa, giáo dục, thể dục - thể thao; giải quyết cơ bản các vấn đề bức xúc của xã hội. Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội. Củng cố đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới; đẩy mạnh cải cách hành chính gắn với công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí. Đặc biệt duy trì xã nông thôn mới; giữ vững xã đạt chuẩn văn hóa NTM.
II. CHỈ TIÊU CHÍNH
a. Kinh tế
1. Sản xuất nông nghiệp: Tổng diện tích gieo trồng đạt 5.304,4 ha, trong đó:
+ Diện tích gieo trồng cây hàng năm đạt 4.503,4 ha.
+ Diện tích gieo trồng cây lâu năm đạt 801 ha.
2. Thu ngân sách nhà nước: 472.000.000 đồng.
3. Thu ngân sách xã:  7.252.000.000 đồng.
4. Chi ngân sách xã:  7.252.000.000 đồng.
b. văn hóa xã hội
5. Duy trì và xây dựng xã đạt chuẩn NTM nâng cao, giữ vững 6/6 ấp văn hoá, gia đình văn hoá đạt từ 85% trở lên và gia đình văn hóa 03 năm liền đạt từ 65 % trở lên. Các cơ quan đơn vị trên địa bàn xã giữ vững đơn vị văn hóa.
6. Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng duy trì còn dưới 11,98%.
c. Môi trường
7. 100% cơ sở sản xuất kinh doanh hộ chăn nuôi đạt tiêu chuẩn môi trường.
d. Quốc phòng- an ninh
8. Tổ chức tuyển quân năm 2022 đạt chỉ tiêu huyện giao.
e. Nông thôn mới
9. Phấn đấu xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao.
III. Giải pháp thực hiện
1.Về kinh tế
a) Sản xuất nông, lâm, thủy sản
Tăng cường công tác khuyến nông, khuyến ngư trên địa bàn xã, tiếp tục chuyển giao khoa học kỷ thuật giúp nông dân nâng cao nhận thức, trong lĩnh vực sản xuất, chế biến nông lâm, thủy sản, chăn nuôi; hướng dẫn nhân dân nhân rộng các mô hình sản xuất có hiệu quả. Làm tốt công tác quản lý Nhà nước về bảo vệ rừng.
Tăng cường quản lý Hợp Tác xã, tranh thủ nguồn vốn đầu tư các dự án không hoàn lại của cấp trên, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng.
b) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp
Phối hợp chặt chẽ với các ngành cấp trên, các đơn vị có liên quan tháo gỡ kịp thời khó khăn, vướng mắt cho cơ sở sản xuất; quản lý chặt chẽ quy hoạch đối với vùng trồng lúa; làm tốt công tác cải cách hành chính tạo điều kiện cho doanh nghiệp và nhân dân đầu tư sản xuất.
c) Thương mại, dịch vụ
Khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp mở rộng các loại hình dịch vụ đảm bảo chất lượng; ổn định giá cả thị trường phục vụ nhu cầu tiêu dùng của nhân dân, đáp ứng nhu cầu sản xuất, tiêu dùng.
d) Công tác Tài chính
Tiếp tục làm tốt công tác tuyên truyền về chính sách thuế, quản lý tốt các nguồn thu trên địa bàn xã. Thực hiện nghiêm Luật phòng, chống tham nhũng và Luật thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.
đ) Công tác Tài nguyên – Môi trường
Thực hiện tốt các quy trình cấp đổi giấy CNQSD đất cho nhân dân theo đúng quy định thủ tục hành chính.
Tăng cường công tác quản lý đất đai, khoáng sản, tài nguyên và bảo vệ môi trường; xử lý dứt điểm các trường hợp khai thác khoáng sản trái phép trên địa bàn.
e) Công tác cải cách hành chính
Tiếp tục thực hiện Quyết định 56/2015/QĐ-UBND ngày 13/11/2015 của UBND tỉnh Tây Ninh về ban hành quy chế thực hiện cơ chế một của, một cửa liên thông tại các cơ quan hành chính Nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Tây Ninh; duy trì hoạt động cổng thông tin điện tử của UBND xã để cung cấp kịp thời thông tin cho cán bộ và nhân dân trong toàn xã; tích cực triển khai ứng dụng công nghệ thông tin vào các hoạt động Nhà nước tại cơ quan, đơn vị nhằm giảm bớt thủ tục hồ sơ hành chính và nâng cao hiệu quả sử dụng thời gian làm việc của cán bộ, công chức, người lao động trên phạm vi toàn xã; duy trì và cải tiến việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chí ISO 9001:2015 trong cơ quan; đẩy mạnh các hoạt động tuyên truyền, truyền thông công tác cải cách hành chính, phối hợp UBMTTQVN, các đoàn thể xã tổ chức tuyên truyền cải cách hành chính thiết thực, hiệu quả.
Nâng cao năng lực chuyên môn của cán bộ, công chức, người lao động trong công tác cải cách hành chính thông qua tìm hiểu kiến thức chuyên môn, kỹ năng xử lý tình huống hành chính,…Nâng cao trách nhiệm của công chức chuyên môn nhằm rút ngắn thời gian soạn thảo, ban hành nhưng chất lượng các các văn bản vẫn  đảm bảo theo quy định.
Đẩy mạnh công tác kiểm tra cải cách hành chính, công vụ đối với cán bộ, công chức nhằm kịp thời chấn chỉnh những sai sót, nâng cao chất lượng hoạt động dịch vụ công và nêu gương điển hình đối với các cá nhân thực hiện tốt nhiệm vụ được giao.
g) Công tác tiếp công dân và giải quyết đơn thư
Tăng cường công tác phổ biến, giáo dục pháp luật (Luật khiếu nại, Luật tố cáo; Luật tiếp công dân…) để nhân dân biết và thực hiện; thực hiện tốt công tác tiếp công dân, xử lý và giải quyết đơn thư theo quy định; rà soát và tập trung giải quyết dứt điểm các vụ việc phức tạp, kéo dài.
2. Chương trình xây dựng nông thôn mới nâng cao
Tuyên truyền, vận động nhân dân cùng chung tay xây dựng xã nông thôn mới nâng cao; nêu cao vai trò, trách nhiệm của từng cán bộ, công chức, người lao động; UBND xã phối hợp chặt chẽ UBMTTQVN, các đoàn thể xã trong việc triển khai thực hiện nhiệm vụ.
3. Lĩnh vực văn hóa – xã hội
a) Giáo giục – đào tào
Nâng cao, đổi mới chất lượng dạy và học các trường, chú trọng việc giáo dục đạo đức và kỹ năng sống cho học sinh; làm tốt công tác vận động học sinh ra lớp, giảm tỷ lệ học sinh bỏ học. Tăng cường công tác kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ năm học; nâng cao chất lượng phong trào thi đua, cuộc vận động trong ngành giáo dục.
b) Y tế, chăm sóc sức khỏe cho nhân dân
Nâng cao chất lượng phục vụ của Trạm y tế xã, các tổ y tế ấp. Thực hiện tốt chương trình mục tiêu quốc gia về y tế, tuyên truyền nâng cao nhận thức của người dân về phòng chống một số bệnh xã hội và bệnh dịch nguy hiểm, phòng chống HIV/AIDS…tăng cường kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, chủ động các phương án phòng chống dịch covid-19 trên địa bàn.
c) Văn hóa xã hội
Nâng cao chất lượng và hiệu quả thực hiện các chương trình, mục tiêu Quốc gia về văn hóa. Nâng cao chất lượng của các phong trào thi đua yêu nước và cuộc vận động toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa khu dân cư. Xây dựng nếp sống văn minh trong tổ chức việc cưới, việc tang và lễ, hội; xây dựng đời sống văn hóa ở nông thôn gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới.
Nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm văn hóa thể thao và học tập cộng đồng xã và các nhà văn hóa ấp trên địa bàn xã.
d) An sinh xã hội, xóa nghèo, giải quyết việc làm và một số vấn đề xã hội khác
Thực hiện có hiệu quả các chính sách an sinh xã hội, các chương trình, dự án, các chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, ổn định đời sống đối với người nghèo, giúp người dân thoát nghèo bền vững.
4. Quốc phòng – an ninh – Nội chính
Làm tốt công tác giáo dục quốc phòng, nâng cao tinh thần cảnh giác, chống âm mưu “diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch; xây dựng khu vực 
 

Tác giả: Phước Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập75
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm73
  • Hôm nay11,418
  • Tháng hiện tại103,714
  • Tổng lượt truy cập2,520,335
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây