TRÁCH NHIỆM CỦA CÁ NHÂN VÀ HỘ GIA ĐÌNH TRONG PHÒNG CHÁY VÀ CHỮA CHÁY

Thứ bảy - 30/11/2019 08:27 796 0
Theo thống kê trong năm 2018, trung bình mỗi ngày ở nước ta xảy ra 10 vụ cháy. Nhiều vụ cháy đã để lại hậu quả nặng nề về tài sản, sức khỏe và tính mạng của con người.

Theo thống kê trong năm 2018, trung bình mỗi ngày ở nước ta xảy ra 10 vụ cháy. Nhiều vụ cháy đã để lại hậu quả nặng nề về tài sản, sức khỏe và tính mạng của con người. Tình hình cháy, nổ có diễn biến ngày càng phức tạp và khó lường là do nhiều nguyên nhân, trong đó chủ yếu là do con người thiếu ý thức và kiến thức về phòng cháy, chữa cháy; số vụ cháy, nổ do ý thức chủ quan của con người gây ra như do sơ suất, vi phạm quy định về an toàn phòng cháy, chữa cháy,… chiếm tỷ lệ hơn 50% tổng số vụ cháy, nổ.

Luật Phòng cháy và chữa cháy đã quy định huy động sức mạnh tổng hợp của toàn dân tham gia hoạt động phòng cháy và chữa cháy; lấy "phòng ngừa" là chính; phải tích cực và chủ động phòng ngừa, hạn chế đến mức thấp nhất các vụ cháy xảy ra và thiệt hại do cháy gây ra.

Phòng cháy và chữa cháy là trách nhiệm của mỗi cơ quan, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân trên lãnh thổ Việt Nam. Trong đó, công dân từ 18 tuổi trở lên, đủ sức khoẻ có trách nhiệm tham gia vào đội dân phòng, đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở được lập ở nơi cư trú hoặc nơi làm việc khi có yêu cầu.
Hộ gia đình có trách nhiệm tổ chức tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và kiến thức về phòng cháy và chữa cháy cho mọi người trong phạm vi quản lý của mình.Chủ hộ gia đình là người chịu trách nhiệm tổ chức hoạt động và thường xuyên kiểm tra phòng cháy và chữa cháy trong phạm vi trách nhiệm của mình.

* Nghị định 79/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định điều kiện an toàn về phòng cháy và chữa cháy đối với hộ gia đình như sau: Nơi đun nấu, nơi thờ cúng, nơi có sử dụng nguồn lửa, nguồn nhiệt, thiết bị sinh lửa, sinh nhiệt, hệ thống điện, thiết bị sử dụng điện phải bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy; tài sản, vật tư, chất cháy phải được bố trí, sắp xếp, bảo quản và sử dụng đúng quy định an toàn về phòng cháy và chữa cháy; có phương tiện chữa cháy phù hợp với đặc điểm hoạt động và điều kiện của từng hộ gia đình.

Người phát hiện thấy cháy phải bằng mọi cách báo cháy ngay cho người xung quanh biết, cho một hoặc tất cả các đơn vị sau đây:

1. Đội dân phòng hoặc đội phòng cháy và chữa cháy cơ sở, chuyên ngành tại nơi xảy ra cháy.
2. Đơn vị Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy nơi gần nhất.
3. Chính quyền địa phương sở tại hoặc cơ quan Công an nơi gần nhất.

Người có mặt tại nơi xảy ra cháy và có sức khỏe phải tìm mọi biện pháp để cứu người, ngăn chặn cháy lan và dập cháy; người tham gia chữa cháy phải chấp hành mệnh lệnh của người chỉ huy chữa cháy.

Hộ gia đình và cá nhân có thành tích trong hoạt động phòng cháy và chữa cháy được khen thưởng theo quy định của pháp luật.

Người nào có hành vi vi phạm các quy định của Luật Phòng cháy và chữa cháy thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

Tác giả: Nguồn Anh Tuyết, Sở Tư pháp Tây Ninh

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập22
  • Hôm nay3,664
  • Tháng hiện tại52,964
  • Tổng lượt truy cập2,605,989
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây