DUY TRÌ MÔ HÌNH “TỔ THU GOM RÁC” HƯỞNG ỨNG THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH VỆ SINH NÔNG THÔN VÀ HOẠT ĐỘNG THU GOM RÁC THẢI NHỰA, BAO BÌ THUỐC BẢO VỆ THỰC VẬT CÁC LOẠI TẠI ẤP KHỞI NGHĨA

Thứ bảy - 08/10/2022 21:30 218 0
Ngày 17/11/2020, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XIV, kỳ họp thứ 10 thông qua Luật Bảo vệ môi trường (BVMT). Luật gồm 16 chương, 171 điều quy định về hoạt động bảo vệ môi trường; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cộng đồng dân cư, hộ gia đình và cá nhân trong hoạt động bảo vệ môi trường, có hiệu lực thi hành từ ngày 01/01/2022, riêng quy định về nội dung đánh giá sơ bộ tác động môi trường (khoản 3, Điều 29) có hiệu lực thi hành từ ngày 01/02/2021. Khi Luật BVMT năm 2020 có hiệu lực thì các quy định về Quản lý chất thải rắn trong sinh hoạt áp dụng theo quy định của Luật BVMT năm 2020. Theo đó, việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định từ Điều 72 đến Điều 80, trong đó các vấn đề về quản lý chất thải rắn sinh hoạt được quy định cụ thể và rõ ràng hơn: quy định về việc phân loại, lưu giữ, chuyển giao; chi phí thu gom vận chuyển; xử lý ô nhiễm, cải tạo môi trường bãi chôn lấp chất thải rắn sinh hoạt; trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp, các cơ quan, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân trong việc quản lý chất thải rắn sinh hoạt… Các quy định này hướng tới thúc đẩy người dân phân loại, giảm thiểu chất thải rắn sinh hoạt phát sinh tại nguồn, nếu không thực hiện việc này thì chi phí xử lý chất thải rắn sinh hoạt phải nộp sẽ cao, định hướng cách thức quản lý, ứng xử với chất thải. Luật này đề ra nhiều quy định mới liên quan đến việc thu gom rác thải sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân mà gia đình bạn cần hết sức lưu ý.
* Không phân loại rác bị từ chối thu gom
Theo đó, một lưu ý hết sức quan trọng đối với các hộ gia đình, cá nhân là từ ngày 01/01/2022, nếu như không phân loại rác thải sinh hoạt theo đúng quy định sẽ bị từ chối thu gom, vận chuyển rác. Theo Điều 75, chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ cá nhân, hộ gia đình được phân loại thành 03 nhóm:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế
- Chất thải thực phẩm
- Chất thải rắn sinh hoạt khác.
Hộ gia đình, cá nhân ở đô thị phải chứa, đựng chất thải rắn sinh hoạt sau khi phân loại thành các bao bì và chuyển giao như sau:
- Chất thải rắn có khả năng tái sử dụng, tái chế được chuyển giao cho tổ chức, cá nhân tái sử dụng, tái chế hoặc cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển;
- Chất thải thực phẩm và chất thải rắn sinh hoạt khác phải được chứa, đựng trong bao bì theo quy định và chuyển giao cho các cơ sở có chức năng thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; chất thải thực phẩm có thể sử dụng làm phân bón hữu cơ, làm thức ăn chăn nuôi. Đáng chú ý, khoản 2 Điều 77 quy định: “Cơ sở thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt có quyền từ chối thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân không phân loại, không sử dụng đúng bao bì quy định và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền để kiểm tra, xử lý...”
Để bảo vệ môi trường và sức khỏe người dân, góp phần thực hiện hiệu quả Tiêu chí số 17 về môi trường trong xây dựng nông thôn mới, cần có sự hướng dẫn của ngành chức năng, sự chỉ đạo của chính quyền các địa phương và ý thức của mỗi người dân để thực hiện tốt việc thu gom, vận chuyển, tiêu hủy bao bì thuốc bảo vệ thực vật, góp phần thúc đẩy phát triển nông nghiệp xanh, bền vững.
​          Sáng ngày 08/10/2022, Ban Thường vụ Hội Nông dân xã Cầu Khởi tổ chức duy trì Mô hình “Tổ thu gom rác” hưởng ứng thực hiện chương trình vệ sinh nông thôn và hoạt động thug om rác thải nhựa, bao bì thuốc bảo vệ thực vật các loại tại ấp Khởi Nghĩa. Qua kết quả thu gom đã tiến hành tiêu hủy các loại bao bì, rác thải nhựa được 600kg để góp phần bảo vệ môi trường.

         

 

Tác giả: UBND xã Cầu Khởi

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập60
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm56
  • Hôm nay1,733
  • Tháng hiện tại51,033
  • Tổng lượt truy cập2,604,058
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây