KHÔNG THỂ LƠ LÀ TRONG VIỆC PHÒNG TRÁNH TAI NẠN ĐUỐI NƯỚC CHO TRẺ EM

Thứ sáu - 07/06/2019 19:09 122 0
Thời gian gần đây, tình trạng đuối nước có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Xót xa hơn, có những vụ không chỉ một mà nhiều người bị đuối nước cùng một lúc. Ðiều đáng nói là không chỉ các em nhỏ, học sinh phổ thông bị đuối nước mà ngay cả người lớn biết bơi khi xuống cứu nạn nhân cũng bị chết do thiếu kỹ năng. Vì vậy, bên cạnh việc dạy bơi cho học sinh, các trung tâm dạy bơi, trường học cần chú trọng dạy cho các em một số kỹ năng xử lý tình huống khi cứu người bị đuối nước.
Thời gian gần đây, tình trạng đuối nước có chiều hướng gia tăng ở nhiều địa phương. Xót xa hơn, có những vụ không chỉ một mà nhiều người bị đuối nước cùng một lúc. Ðiều đáng nói là không chỉ các em nhỏ, học sinh phổ thông bị đuối nước mà ngay cả người lớn biết bơi khi xuống cứu nạn nhân cũng bị chết do thiếu kỹ năng. Vì vậy, bên cạnh việc dạy bơi cho học sinh, các trung tâm dạy bơi, trường học cần chú trọng dạy cho các em một số kỹ năng xử lý tình huống khi cứu người bị đuối nước.
 
Trong các dịp lễ, tết, nhất là vào kỳ nghỉ hè, nhiều gia đình, cơ quan, trường học sẽ tổ chức cho các bạn học sinh đi nghỉ mát, tắm biển. Khắp nơi trẻ em cũng sẽ tự rủ nhau đi tắm mát ở sông, suối, ao, hồ... do đó nguy cơ xảy ra tai nạn đuối nước là rất cao. Mỗi khi mùa hè đến, lo lắng về đuối nước luôn thường trực và có thể xảy ra ở bất cứ nơi nào. Qua các phương tiện thông tin đại chúng đã đăng tải nhiều vụ trẻ em đuối nước rất thương tâm do sự bất cẩn của người lớn.
Đuối nước không chỉ xảy ra ở sông, suối, ao hồ,... mà còn có thể xảy ra ở ngay tại nhà, nơi làm việc, nhà trường, nhà trẻ ..vv. Vì thế các bậc phụ huynh, thầy cô giáo, mọi người cần có hiểu biết cách phòng và kĩ năng xử trí tai nạn đuối nước là rất cần thiết.
 
Theo số liệu thống kê của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, mỗi năm nước ta có khoảng bảy nghìn người chết đuối, trong đó hơn 50% là trẻ em. Tính trung bình mỗi ngày có từ chín đến mười trẻ em và vị thành niên chết đuối. Tỷ lệ đuối nước ở nước ta cao nhất so các nước trong khu vực và cao gần mười lần so các nước đang phát triển. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tai nạn đuối nước ở trẻ, nhưng nguyên nhân chính vẫn là do thiếu sự giám sát của người lớn cho nên trẻ em tự do vui chơi tại những khu vực nguy hiểm như sông, suối, ao, hồ... Trẻ bị tai nạn đuối nước cũng do một phần không biết bơi, một phần phải kể đến thực trạng các em thấy bạn bị đuối là nhảy xuống cứu lẫn nhau trong khi chưa hề được trang bị kỹ năng cứu người bị nạn.
 
* Vì sao đuối nước thường dẫn đến tử vong?
 
Đuối nước là tình trạng nước tràn vào đường hô hấp làm cho các cơ quan bị thiếu oxy và các chức năng sống của cơ thể ngừng hoạt động.
 
- Người ta thống kê thấy khoảng 4/5 trường hợp chết đuối mà trong phổi có nước và 1/5 còn lại chết đuối nhưng phổi không có nước.
 
- Sở dĩ có tình trạng chết đuối mà trong phổi không có nước là do người không biết bơi bất ngờ bị chìm trong nước, nạn nhân hoảng sợ khiến các phản xạ bị rối loạn làm cơ thể bị chìm, phản xạ co cơ nắp thanh quản và đóng khí quản lại làm nạn nhân không thở được dẫn đến thiếu oxy não và bất tỉnh. Từ chỗ nắp thanh quản bị đóng nên nước cũng không vào phổi được. Đó cũng được gọi là chết đuối khô.
 
Vì vậy khi gặp trường hợp đuối nước cần xử trí khẩn trương, kiên trì, ngay tại chỗ để giải phóng đường hô hấp.
 
Nguyên tắc cấp cứu:
 
Nguyên tắc này cần khẩn trương, đúng phương pháp với mục đích cấp cứu là giải phóng đường thở và cung cấp oxy cho nạn nhân. Do vậy việc làm đầu tiên cần đưa nạn nhân ra khỏi nước:
 
- Nếu nạn nhân còn tỉnh giãy giụa dưới nước ta cần khẩn trương tìm cách đưa họ nên bờ. Nếu không biết bơi ta phải tìm khúc gỗ, phao… lém xuống cho họ bám vào để lên bờ hoặc chạy ngay đi tìm người lớn đến cứu.
 
- Tuyệt đối Không nhảy xuống nước nếu không biết bơi. Vì nạn nhân lúc này trong tình trạng hoảng loạn, dễ níu chặt lấy bất cứ thứ gì với được, kể cả người cứu nạn. Khi cấp cứu nạn nhân ngay ở dưới nước cần phải nâng đầu nạn nhân nhô lên khỏi mặt nước, có động tác để giúp cho nạn nhân trấn tĩnh và thở.
 
- Nếu nạn nhân bất tỉnh dưới nước (chỉ xuống cứu khi người cứu biết bơi). Nếu không thì gọi người hỗ trợ hoặc dùng thuyền nếu có để ra cứu.
Những việc cần chú ý trong quá trình cấp cứu đuối nước:
 
- Không được chậm trễ trong cấp cứu người bị đuối nước, thay vì tìm cách gọi xe cấp cứu, tìm cho được và đầy đủ các phương tiện cấp cứu . v.v... thì phải bằng mọi cách và khả năng hiểu biết cấp cứu nạn nhân ngay.
 
- Không nên cố tìm cách cho nước trong phổi nạn nhân chảy hết ra ngoài bằng cách xốc nước (vác nạn nhân chạy vòng vòng cho nước chảy ra) vì như thế sẽ bỏ lỡ thời gian vàng cho việc làm hồi sức cấp cứu tim phổi mà chỉ cần chậm trễ 4 phút thôi là não có nguy cơ bị chết! Trong quá trình hồi sức cấp cứu tim phổi, nước trong phổi sẽ tự động thoát ra ngoài. Nếu là nước sông, hồ thì nước sẽ thấm vào hệ tuần hoàn rất nhanh do hiện tượng thẩm thấu (nước sông có nồng độ loãng hơn máu).
 
- Khi làm xoa bóp tim ngoài lồng ngực, cần chú ý không quá mạnh vì có thể làm gãy xương sườn nạn nhân, nhất là trẻ nhỏ.
 
Với ngạt nước, sơ cứu tại chỗ đúng kỹ thuật là những yếu tố quan trọng nhất, quyết định đến sự sống còn và khả năng bị di chứng não của người bị nạn.
 
* Để phòng tai nạn đuối nước mọi người cần lưu ý đến những việc sau đây:
 
Đối với trẻ lớn và người lớn:
 
- Không nên nhảy xuống vùng nước mà không biết nơi đó nông hay sâu, có lối thoát khi gặp nguy hiểm hay không.
 
- Khi đi bơi nên đi chung với những người bơi giỏi và nên mang theo phao khi đi bơi và đi tàu thuyền.
 
- Không ăn no, không uống rượu trước khi xuống nước.
 
- Chỉ đi bơi ở các hồ bơi bảo đảm an toàn và có nhân viên cứu hộ giám sát.
 
Đối với trẻ nhỏ:
 
- Trẻ em khi bơi phải được người lớn giám sát thường xuyên và không được rời mắt để làm công việc khác như đọc sách, tán chuyện gẫu, chơi bài…
 
- Ở nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên để những lu nước, thùng nước, nếu bắt buộc phải có (như vùng phải tích trữ nước ngọt để dùng) nên đậy thật chặt để trẻ em không mở nắp được.
 
- Nhà khá giả có hồ bơi nên rào kín xung quanh và cửa có khóa để trẻ em không mở cửa được, có hệ thống báo động khi trẻ em vào.
 
- Nên cho trẻ tập bơi sớm (trên 4 tuổi).

Tác giả: Hoa Hiệp

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập30
  • Máy chủ tìm kiếm8
  • Khách viếng thăm22
  • Hôm nay249
  • Tháng hiện tại111,708
  • Tổng lượt truy cập2,528,329
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây