HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TRỒNG TRE LẤY MĂNG CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ CẦU KHỞI, HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH

Thứ sáu - 27/11/2020 10:46 299 0
HIỆU QUẢ TỪ MÔ HÌNH TRỒNG TRE LẤY MĂNG CỦA HỘI NÔNG DÂN XÃ CẦU KHỞI, HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU, TỈNH TÂY NINH

Tre măng xanh là loại cây trồng không mấy xa lạ với người dân Việt Nam nói chung và Nhân dân xã Cầu Khởi nói riêng. Từ năm 2017 người nông dân đã trồng thử nghiệm với diện tích khoảng 2 ha và vẫn chưa thu hút nhiều hộ nông dân khác cùng tham gia. Vì đặc thù xã Cầu Khởi là vùng nguyên liệu cao su thiên nhiên nên đa số người nông dân trên địa bàn xã chỉ chú trọng phát triển cây cao su với diện tích hơn 500 ha cao su tiểu điền. Ngoài ra còn có trên 1.500 ha diện tích cao su do Nông trường cao su Cầu Khởi quản lý. Trong khoảng thời gian gần 1 thập kỷ giá cao su luôn duy trì ở mức thấp và đặc biệt trong những tháng đầu năm 2020 do ảnh hưởng của dịch Covid-19 giá cao su ở ngưỡng mức giá thấp nhất của tháng 3 năm 2009 đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến thu nhập và đời sống của người dân trên địa bàn xã. Chính vì thế cây cao su không còn là lựa chọn ưu tiên số 1 của người nông dân xã Cầu Khởi. Đứng trước những khó khăn và thách thức của người nông dân đòi hỏi Hội Nông dân phải suy nghĩ tìm hiểu các mô hình kinh tế hiệu quả để hướng dẫn người dân áp dụng vào sản xuất nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống. Bằng những kiến thức tự tìm tòi và học hỏi từ các địa phương khác, Hội Nông dân xã Cầu Khởi đã mạnh dạn triển khai “Mô hình trồng tre lấy măng”.

Trồng tre lấy măng là mô hình mới đang và mang lại hiệu quả kinh tế cao: theo ước tính mỗi ha trung bình thu hoạch từ 100kg đến 130kg vào mùa thuận với giá bán từ 8000 đồng trở lên, vào mùa nghịch thu hoạch trung bình từ 80 đến 100kg/01ha, giá  bán dao động từ 24.000 đồng đến 26.000 đồng, bình quân mỗi ha thu nhập từ 200 triệu đồng trở lên, so với thu nhập từ việc trồng cay cao su thì trồng lấy măng mang lại thu nhập cao hơn trồng cao su từ 50-100 triệu đồng trên năm. Ngoài ra, kỹ thuật trồng tre lấy măng khá đơn giản, không mất nhiều công sức, không đòi hỏi kỹ thuật cao, chỉ cần bón phân mỗi năm 2 lần. Cây tre hầu như không bị sâu bệnh nên không mất chi phí cho các loại thuốc bảo vệ thực vật, chỉ cần siêng năng chăm sóc sẽ cho thu hoạch tốt, người nông dân không cần phải thức khuya, dậy sớm giống như việc trồng và khai thác cao su.

Đứng trước lợi thế và tiềm năng để nhân rộng mô hình kinh tế mang lại hiệu quả cao từ cây tre. Hội Nông dân xã Cầu Khởi đã phối hợp Hội Nông dân các cấp kịp thời hỗ trợ nguồn vốn cho 20 hộ với số tiền 400 triệu đồng từ quỹ hỗ trợ nông dân tỉnh. Theo số liệu thống kê đến nay trên toàn địa bàn xã có hơn 20 hộ trồng măng xanh với diện tích trên 21 ha và trong tương lai gần diện tích cây măng xanh ngày càng tăng do giá cả ổn định, nguồn thu nhập của người dân ổn định. Thuận tiện trong chăm sóc và khai thác không sợ mưa, gió, khi nắng nóng chủ yếu tưới nước và thu hoạch măng, chăm sóc, bón phân thì thu hoạch măng có sản lượng cao.

Trong năm 2020, mô hình trồng tre lấy măng do Hội Nông dân xã Cầu Khởi triển khai thực hiện đã được Hội Nông dân huyện Dương Minh Châu công nhận là mô hình mới có hiệu quả và cần được tiếp tục nhân rộng trong thời gian tới.

Tác giả: Hồng Việt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập13
  • Máy chủ tìm kiếm4
  • Khách viếng thăm9
  • Hôm nay2,207
  • Tháng hiện tại56,041
  • Tổng lượt truy cập2,609,066
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây