Phát động cuộc thi tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng huyện Dương Minh Châu

Thứ năm - 17/12/2015 15:37 108 0
Thiết thực kỷ niệm 65 năm thành lập huyện Dương Minh Châu (1951 - 2016), UBND huyện tổ chức cuộc thi viết chủ đề “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng huyện Dương Minh Châu”:
Thiết thực kỷ niệm 65 năm thành lập huyện Dương Minh Châu (1951 - 2016), UBND huyện tổ chức cuộc thi viết chủ đề “Tìm hiểu lịch sử, truyền thống cách mạng huyện Dương Minh Châu”:

- Đối tượng dự thi: tập thể, cá nhân là cán bộ, công chức, viên chức, chiến sĩ các lực lượng vũ trang, đoàn viên, hội viên các tổ chức chính trị - xã hội và quần chúng nhân dân trong và ngoài huyện.

- Bài dự thi bằng ngôn ngữ tiếng Việt, trình bày dưới hình thức bài viết, có thể viết tay hoặc đánh máy trên khổ giấy A4, đóng thành tập. Bài viết tay cùng màu mực, một kiểu chữ giống nhau; bài đánh máy phông chữ Times New Roman, cỡ chữ 14, đánh số trang theo thứ tự.

- Bài dự thi phải trả lời đầy đủ 10 câu hỏi do Ban tổ chức đưa ra. Riêng câu hỏi số 10 viết cảm nghĩ của người dự thi không quá 1.000 từ. Khuyến khích các bài thi có sử dụng hình ảnh tư liệu minh hoạ có thể dán, in chụp (scan) và ghi chú dưới ảnh.

- Bài dự thi phải ghi rõ họ, tên, năm sinh, chức vụ, đơn vị, địa chỉ, số điện thoại (nếu có).

- Tài liệu tham khảo:

+ Lịch sử Đảng bộ huyện Dương Minh Châu (1951- 1975) do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phát hành vào năm 2015.

+ Lịch sử Đảng bộ huyện Dương Minh Châu (1975 - 2000) do Ban Chấp hành Đảng bộ huyện phát hành năm 2009.

+ Nghị quyết Đại hội đại biểu lần thứ XI Đảng bộ huyện Dương Minh Châu nhiệm kỳ 2015 - 2020.

- Thời gian phát động và kết thúc: từ ngày 15.12.2015 đến hết ngày 15.1.2016.

- Địa chỉ gửi bài: Phòng Văn hoá - Thông tin huyện Dương Minh Châu, khu phố 1, thị trấn Dương Minh Châu, huyện Dương Minh Châu, tỉnh Tây Ninh.

 - Thời gian tổ chức tổng kết, trao giải cuộc thi: ngày 2.2.2016.

- Cơ cấu giải thưởng

+ Giải tập thể: 1 giải nhất: 2.000.000 đồng; 2 giải nhì, mỗi giải: 1.500.000 đồng; 3 giải 3, mỗi giải: 800.000 đồng; 5 giải khuyến khích, mỗi giải: 500.000 đồng.

+ Giải cá nhân: 1 giải nhất: 1.000.000 đồng; 2 giải nhì, mỗi giải: 800.000 đồng; 3 giải 3, mỗi giải: 500.000 đồng; 5 giải khuyến khích, mỗi giải: 300.000 đồng.

CÂU HỎI CUỘC THI

Câu 1. Hoàn cảnh thành lập huyện căn cứ Dương Minh Châu? Lúc mới thành lập huyện có bao nhiêu xã? Kể ra?

Câu 2. Tại sao huyện căn cứ Dương Minh Châu được mệnh danh là “Thủ đô kháng chiến của Nam bộ” trong 2 thời kỳ kháng chiến chống xâm lược?

Câu 3. Hãy nêu thời gian bắt đầu và kết thúc cuộc càn Át - tơn - bơ - rơ và cuộc càn Gian - xơn - xi - ty diễn ra trên địa bàn huyện Dương Minh Châu? Kể tên 2 tướng Mỹ bị cách chức trong 2 trận càn này.

Câu 4. Hãy kể tên các địa phương trên địa bàn huyện Dương Minh Châu theo thứ tự thời gian được hoàn toàn giải phóng trong cuộc tổng tiến công và nổi dậy mùa xuân năm 1975.

Câu 5. Kể tên các đơn vị, địa phương trên địa bàn huyện Dương Minh Châu được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh hùng Lực lượng vũ trang nhân dân?

Câu 6. Kể tên các đồng chí Bí thư Huyện uỷ Dương Minh Châu qua các thời kỳ? (Ghi rõ họ tên, bí danh, giai đoạn giữ chức vụ Bí thư Huyện uỷ).

Câu 7. Hãy giới thiệu tóm tắt về công trình thuỷ lợi hồ nước Dầu Tiếng - Tây Ninh.

Câu 8. Nêu các bài học kinh nghiệm Đảng bộ huyện Dương Minh Châu rút ra tại Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020, sau 30 năm thực hiện công cuộc đổi mới ở địa phương (1986 - 2015).

Câu 9. Nêu các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội chủ yếu theo Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI nhiệm kỳ 2015 - 2020.

Câu 10. Viết bài văn không quá 1.000 từ để giới thiệu về huyện Dương Minh Châu nhằm góp phần kêu gọi đầu tư, huy động các nguồn lực tham gia phát triển kinh tế - xã hội của địa phương

Tư liệu tham khảo
Trích NGHỊ QUYẾT
ĐẠI HỘI ĐẠI BIỂU ĐẢNG BỘ HUYỆN DƯƠNG MINH CHÂU
LẦN THỨ XI, NHIỆM KỲ 2015 - 2020
                                     
 
Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW, ngày 30/5/2014 của Bộ Chính trị và Kế hoạch số 112-KH/TU, ngày 19/9/2014 của Tỉnh ủy về Đại hội Đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng. Từ ngày 03 đến ngày 05/8/2015, tại Hội trường Huyện ủy Dương Minh Châu, Đảng bộ huyện Dương Minh Châu long trọng tổ chức Đại hội đại biểu lần thứ XI, nhiệm kỳ 2015 - 2020.
Trong 2,5 ngày làm việc khẩn trương với tinh thần dân chủ, nghiêm túc, theo đúng quy định của Điều lệ Đảng, hướng dẫn của cấp trên, Đại hội đã tiến hành thảo luận và thống nhất:
IĐánh giá tình hình 5 năm 2010 - 2015
- Những thành tựu
Kinh tế của huyện tiếp tục tăng trưởng. Thu ngân sách nhà nước hằng năm đạt và vượt kế hoạch. Cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động chuyển dịch đúng hướng. Sản xuất nông nghiệp gắn với thị trường; công nghiệp phát triển khá nhanh. Tập trung thực hiện 3 khâu đột phá, triển khai Chương trình mục tiêu Quốc gia xây dựng nông thôn mới, xã Bến Củi đã được công nhận xã nông thôn mới, 09 xã còn lại đạt từ 10 đến 15 tiêu chí. Hệ thống giao thông trên địa bàn từng bước được đầu tư phát triển, điện lưới quốc gia được phủ kín.Đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn, kiên cố hóa trường, lớp; nâng cấp Trung tâm y tế huyện và xây mới Trạm y tế các xã, thị trấn góp phần làm cho bộ mặt nông thôn ngày càng khởi sắc. Hoạt động văn hoá - xã hội có nhiều chuyển biến tích cực; an sinh và phúc lợi xã hội được đảm bảo, kéo giảm tỷ lệ hộ nghèo xuống còn 1,41%. Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững, ổn định; tai nạn giao thông được kéo giảm. Công tác dân vận, công tác tôn giáo, dân tộc được quan tâm. Công tác xây dựng Đảng vững mạnh trên cả 3 mặt: tư tưởng, chính trị, tổ chức; triển khai thực hiện Nghị quyết TW4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc thực hiện Chỉ thị 03-CT/TW, ngày 14/5/2011 của Bộ Chính trị về “tiếp tục đẩy mạnh học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” đạt kết quả quan trọng, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ X.
- Những hạn chế, khuyết điểm
Còn 5/21 chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu và 01 chỉ tiêu ngành chưa đạt. Kinh tế phát triển thiếu tính bền vững; tiềm năng, lợi thế trên từng lĩnh vực chưa được phát huy; kết cấu hạ tầng chưa theo kịp yêu cầu; việc ứng dụng khoa học kỹ thuật - công nghệ vào sản xuất còn hạn chế; an toàn vệ sinh thực phẩm còn nhiều lo ngại; việc quản lý tài nguyên, môi trường thiếu chặt chẽ.Lĩnh vực văn hóa - xã hội còn nhiều vấn đề phải quan tâm; một số vấn đề xã hội bức xúc chậm giải quyết dứt điểm; công tác giảm nghèo thiếu bền vững, đời sống của một bộ phận nhân dân còn nhiều khó khăn; khoảng cách giàu, nghèo chậm được thu hẹp. Tình hình tội phạm, tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông còn diễn biến phức tạp. Khối dân vận, Mặt trận, đoàn thể chưa khắc phục tính hình thức. Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng và bố trí cán bộ, sắp xếp tổ chức bộ máy còn hạn chế; tính kỷ cương, kỷ luật có lúc, có nơi chưa nghiêm, một số cán bộ, đảng viên có biểu hiện giảm sút ý chí, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức lối sống.
- Nguyên nhân hạn chế, khuyết điểm  
+Khách quan
Do khó khăn chung về kinh tế, tác động mặt trái của quá trình hội nhập quốc tế, kinh tế thị trường; giá cả nông sản không ổn định, thời tiết, dịch bệnh tác động đến sản xuất, kinh doanh và đời sống của nhân dân trong huyện.
Chế độ, chính sách còn nhiều bất cập. Nguồn lực đầu tư, hỗ trợ chưa đáp ứng yêu cầu, một số quy định có thay đổi dẫn đến một số chỉ tiêu nghị quyết nhiệm kỳ thực hiện không đạt.
+ Chủ quan
Năng lực lãnh đạo và triển khai thực hiện các chủ trương, nghị quyết còn hạn chếvà thiếu các biện pháp cụ thể.
Vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa được phát huy. Một bộ phận cán bộ, đảng viên, công chức, viên chức còn hạn chế về chuyên môn, thiếu kinh nghiệm thực tiễn, chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.
Công tác phối kết hợp có lúc, có việc chưa chặt chẽ, thiếu đồng bộ.
Việc đổi mới nội dung và phương thức hoạt động của hệ thống dân vận, mặt trận, các đoàn thể có lúc, có nơi còn chậm; công tác tuyên truyền chưa có chiều sâu. Vai trò giám sát, phản biện còn hạn chế.
-Bài học kinh nghiệm
+ Phải có sự đoàn kết, nhất trí, nỗ lực của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân;phát huy trí tuệ, tính năng động, sáng tạo trong nhân dân để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội.
+ Xác định rõ các nhiệm vụ trọng tâm, cấp bách để tập trung chỉ đạo, phân công trách nhiệm rõ ràng; thường xuyên kiểm tra, đôn đốc, giám sát, tổ chức sơ kết, tổng kết, đánh giá và rút kinh nghiệm; kịp thời phát hiện, chỉ đạo giải quyết những yếu kém, tháo gỡ khó khăn và những vấn đề nảy sinh từ thực tiễn.
   +Có sự lãnh đạo, chỉ đạo tập trung của cấp uỷ đảng, sự điều hành có hiệu quả của chính quyền và sự phối hợp chặt chẽ củaMặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong thực hiện nhiệm vụ chính trị.
+ Vận dụng sáng tạo, linh hoạt các cơ chế, chính sách của Nhà nước phù hợp với tình hình thực tế ở địa phương, huy động và khai thác có hiệu quả mọi nguồn lực cho đầu tư phát triển, nhất là xây dựng hạ tầng gắn với đảm bảo an sinh xã hội, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân.
   + Giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội, giải quyết tốt những vấn đề bức xúc nảy sinh, không để phát sinh điểm nóng.
     II- Phương hướng, mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp giai đoạn 2015 - 2020
1- Phương hướng
 
 
 
 
“Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”, “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”, phát triển mạnh các loại hình thể dục - thể thao trong nhân dân, lực lượng vũ trang, thanh niên học sinh và công nhân viên chức. Xã hội hóa công tác thể dục - thể thao.
- Thực hiện tốt công tác tiếp công dân, cải cách tư pháp, công tác thi hành án dân sự, kiện toàn đội ngũ cán bộ tư pháp.
3.4- Xây dựng chính quyền hiệu lực, hiệu quả; đẩy mạnh cải cách hành chính
 Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động của hội đồng nhân dân các cấp; tăng cường hơn nữa sự gắn kết giữa hoạt động giám sát của hội đồng nhân dân với kiểm tra giám sát của Đảng, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội và giám sát của nhân dân. Chú trọng giám sát những vấn đề xã hội bức xúc.
   Kiện toàn tổ chức, bộ máy, nâng cao năng lực quản lý, điều hành, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền các cấp. Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền điều hành, xác định trách nhiệm theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các cơ quan hành chính. Sắp xếp, bố trí cán bộ, công chức hợp lý, linh hoạt, bảo đảmtiêu chuẩn, vị trí việc làm, phát huy được năng lực, sở trường. Xây dựng đội ngũ tham mưu có phẩm chất đạo đức tốt, có trình độ chuyên môn, tính chuyên nghiệp cao, có khả năng dự báo, đề xuất chính sách, xử lý được những vấn đề nảy sinh.
  Triển khai đồng bộ các nhiệm vụ cải cách hành chính giai đoạn 2011 - 2020 của Chính phủ. Tiếp tục tinh giản biên chế, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức. Tăng cường kỷ luật, kỷ cương,nâng cao trách nhiệm trong hoạt động công vụ;công khai, minh bạch để nhân dân giám sát.  
   3.5- Công tác dân vận, mặt trận và đoàn thể
   Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng đối với công tác dân vận theo tinh thần Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 03/6/2013 của BCH Trung ương Đảng (khóa XI), xây dựng và thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở theo nội dung Chỉ thị số 30-CT/TW, ngày 18/02/1998 của Bộ Chính trị (khóa VII); thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc theo tinh thần Nghị quyết số 24 và 25-NQ/TW, ngày 12/3/2003 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa IX). Phát huy vai trò giám sát, phản biện xã hội, tham gia góp ý xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội.
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động, đa dạng hóa các hình thức tập hợp quần chúng vào tổ chức, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, chủ động nắm tình hình tư tưởng chính trị trong nhân dân; phối hợp giải quyết kịp thời những vấn đề bức xúc, nguyện vọng chính đáng của nhân dân, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Nâng cao chất lượng các phong trào, các cuộc vận động, định kỳ sơ, tổng kết, rút kinh nghiệm. Tham gia các hoạt động đối ngoại nhân dân, đấu tranh với các luận điệu xuyên tạc lịch sử, nói xấu chế độ. 
   Xây dựng đội ngũ cán bộ dân vận, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội ngày càng đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới.Đổi mới nội dung, phương thứchoạt động theo tinh thần Chỉ thị số 14-CT/TU, ngày 20/8/2014 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Chỉ thị số 21-CT/HU, ngày 03/9/2014 của Ban Thường vụ Huyện ủy.Chú trọng công tác quản lý và phát triển đoàn viên, hội viên.
   3.6- Xây dựng Đảng bộ trong sạch vững mạnh, nâng cao năng lực lãnh đạo sức chiến đấu của tổ chức đảng
  Tiếp tục học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, chấp hành nghiêm những điều đảng viên không được làm, thực hiện nghiêm và có hiệu quả Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay”. Thực hiện có hiệu quả Kết luận số 64-KL/TW, ngày 28/5/2013 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa XI) “Một số vấn đề về tiếp tục đổi mới, hoàn thiện hệ thống chính trị từ Trung ương đến cơ sở”.
   Tăng cường công tác nắm tình hình, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác giáo dục chính trị, tư tưởng; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, chủ nghĩa cá nhân,“lợi ích nhóm”, chống suy thoái về tư tưởng, chính trị, đạo đức, lối sống. Coi trọng và phát huy tính nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu cấp ủy, chính quyền các cấp, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị.
   Đẩy mạnh cải cách hành chính trong Đảng; đổi mới tư duy lãnh đạo. Nâng cao tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật của cán bộ, công chức trong thực thi nhiệm vụ. 
Đội ngũ cán bộ kiểm tra từ huyện đến cơ sở đảm bảo tiêu chuẩn theo quy định về trình độ chính trị, chuyên môn, phẩm chất đạo đức. 
4- Giải pháp
4.1- Phát triển kinh tế
- Từng bước nâng cao tỷ trọng công nghiệp - xây dựng, thương mại - dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế.
- Tạo bước đột phá phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.
- Tạo môi trường bình đẳng giữa các thành phần kinh tế, khuyến khích phát triển các loại hình doanh nghiệp, củng cố duy trì và phát triển kinh tế tập thể, hợp tác xã.
- Xác định cây thế mạnh của huyện để thúc đẩy kinh tế phát triển bền vững, góp phần nâng cao thu nhập trong nhân dân…
- Phát triển nông nghiệp, nông thôn gắn với xây dựng nông thôn mới, từng bước chuyển nền nông nghiệp truyền thống sang mô hình nông nghiệp công nghệ cao, cánh đồng lớn, tăng năng lực cạnh tranh một số mặt hàng nông sản chủ yếu.
- Tập trung khai thác lợi thế hồ nước Dầu Tiếng để đảm bảo phục vụ tưới và nuôi trồng thủy sản.
- Phát triển các loại hình dịch vụ, du lịch.
- Sử dụng hiệu quả đất đai, tài nguyên khoáng sản, bảo vệ môi trường.
- Nâng cao lợi nhuận trên đầu ha, từ đó có so sánh diện tích, loại cây trồng của vùng, khu vực này với diện tích, loại cây trồng của vùng, khu vực khác.
4.2- Phát triển văn hóa - xã hội
- Quán triệt và vận dụng sáng tạo các nghị quyết của Trung ương, của tỉnh và huyện về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo TDTT, khoa học - công nghệ vào tình hình thực tiễn của địa phương; chú trọng chất lượng giáo dục - đào tạo và nâng cao công tác đào tạo nghề.
- Giữ gìn, phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
- Nâng cao chất lượng công tác y tế, chăm sóc sức khoẻ nhân dân; bảo đảm an sinh xã hội.
4.3- Về quốc phòng, an ninh, nội chính
- Xây dựngquốc phòng địa phương gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
- Đảm bảo giữ vững an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội trên địa bàn, tạo môi trường ổn định để phát triển kinh tế - xã hội; xây dựng lực lượng quân sự,công an huyện, xã, thị trấn trong sạch, vững mạnh, toàn diện đủ sức đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới.
- Nâng cao trách nhiệm của cấp ủy đảng, người đứng đầu các cơ quan tư pháp;tiếp tục đẩy mạnh công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí và giải quyết kịp thời các đơn thư khiếu nại, tố cáo.
- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát thường xuyên để ngăn chặn, phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các hành vi sai phạm. Nâng cao chất lượng hiệu quả hoạt động của Ban Thanh tra nhân dân, Ban giám sát đầu tư cộng đồng.
- Tạo điều kiện thuận lợi để nhân dân tham gia đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí; khen thưởng và bảo vệ những người tích cực đấu tranh trong hoạt động này.
4.4- Công tác xây dựng chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể nhân dân
* Công tác xây dựng chính quyền
- Bảo đảm sự lãnh đạo của cấp ủy đối với cải cách hành chính, chất lượng giám sát của HĐND; nâng cao hiệu quả chỉ đạo, điều hành của UBND các cấp.
- Xác định rõ chức năng và nội dung quản lý nhà nước của từng cấp chính quyền; xây dựng đội ngũ công chức trong sạch.
- Nâng cao năng lực và chất lượng phục vụ hành chính công, đào tạo kỹ năng lãnh đạo và kỹ năng giao tiếp công dân.
- Củng cố, kiện toàn nâng cao chất lượng hoạt động của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đáp ứng tốt yêu cầu nhiệm vụ.
- Phát huy vai trò HĐND, nâng cao vai trò giám sát và chất lượng hoạt động của đại biểu HĐND huyện, xã, thị trấn.
Công tác dân vận MTTQ và các đoàn thể
- Tập trung lãnh đạo, chỉ đạo hệ thống dân vận, Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước; tham gia thực hiện các phong trào, các cuộc vận động do địa phương, tổ chức phát động, nhất là chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng nông thôn mới. Lãnh đạo thực hiện tốt công tác tôn giáo, dân tộc.
- Nâng cao vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể trong công tác giám sát, phản biện xã hội; tham gia góp ý xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh; công tác giảm nghèo, đảm bảo an sinh xã hội, bảo vệ quyền lợi chính đáng củađoàn viên, hội viên và nhân dân.
4.5- Công tác xây dựng Đảng
- Thường xuyên tăng cường và đổi mới công tác giáo dục chính trị, tư tưởngtrong cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân thấm nhuần chủ nghĩa Mác - Lê nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, tin tưởng vào đường lối đổi mới của Đảng, đồng thời góp phần làm thất bại âm mưu “Diễn biến hòa bình” của các thế lực thù địch, phòng, chống nguy cơ “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. 
- Tiếp tục kiên trì và đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh; triển khai sâu rộng nhiệm vụ xây dựng đạo đức, lối sống, bản lĩnh chính trị vững vàng đối với cán bộ, đảng viên.
- Thực hiện tốt công tác cán bộ, đảm bảo tính công khai, dân chủ, công bằng trong đánh giá, quy hoạch, đào tạo cán bộ; bổ nhiệm, bố trí cán bộ phù hợp với chuyên môn, năng lực và yêu cầu công tác. 
- Thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, nâng cao ý thức tự phê bình và phê bình, trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, nhất là cán bộ lãnh đạo chủ chốt các cấp. Phát hiện, uốn nắn và xử lý kịp thời những biểu hiện sa sút ý chí chiến đấu, suy thoái về chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống; thực hiện nghiêm công tác thực hành tiết kiệm, phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội bộ đảng.
Đại hội kêu gọi toàn thể cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân đoàn kết, nhất trí, khắc phục khó khăn, nêu cao tinh thần năng động, sáng tạo, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước, quyết tâm phấn đấu hoàn thành thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XI đề ra.

Tác giả: BTC

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập16
  • Máy chủ tìm kiếm6
  • Khách viếng thăm10
  • Hôm nay5,574
  • Tháng hiện tại111,294
  • Tổng lượt truy cập2,527,915
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây