Hội đồng nhân dân huyện Dương Minh Châu đơn vị lá cờ đầu năm 2017

Thứ hai - 26/02/2018 08:37 82 0
Năm 2017, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Dương Minh Châu đã được Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh tặng thưởng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc năm 2017. Tại hội nghị tổng kết năm 2017, ngày 26/02/2018 bà Tô Thị Tường-Phó Chủ tịch HĐND huyện đã trình này tham luận hoạt động giải trình tại Phiên họp Thường trực HĐND huyện năm 2017.
Năm 2017, Thường trực Hội đồng nhân dân huyện Dương Minh Châu đã được Thường trực HĐND tỉnh Tây Ninh tặng thưởng Cờ thi đua đơn vị xuất sắc năm 2017. Tại hội nghị tổng kết năm 2017, ngày 26/02/2018 bà Tô Thị Tường-Phó Chủ tịch HĐND huyện đã trình này tham luận hoạt động giải trình tại Phiên họp Thường trực HĐND huyện năm 2017.

 

Truớc hết, là việc lựa chọn nội dung để giải trình: Trên cơ sở kết quả giám sát, khảo sát của Thường trực HĐND huyện, các Ban, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND huyện và qua các kênh thông tin khác như ý kiến, kiến nghị của cử tri, phương tiện thông tin đại chúng... Thường trực HĐND huyện xem xét, lựa chọn các vấn đề cần yêu cầu các ngành giải trình (nên chọn từ 2 đền 3 nội dung là vừa). Đó là các vấn đề nóng, phức tạp được đông đảo cử tri quan tâm; các vấn đề có nhiều khó khăn, vướng mắc, bất cập giữa các ngành; những vấn đề còn nhiều tồn tại, hạn chế...cần nhiều ngành, nhiều cấp giải quyết. Giải trình giúp cho các đại biểu cũng như các cơ quan hành chính nhà nước nhìn nhận, đánh giá khách quan chính xác những bất cập, nguyên nhân của những hạn chế, bất cập trong hoạt động quản lý điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, chấp hành pháp luật ở địa phương, qua đó thống nhất trao đổi, đưa ra các biện pháp tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực thi pháp luật của nhà nước, nghị quyết của HĐND.

       Bước tiếp theo xác định cơ quan, đơn vị có liên quan đến nội dung giải trình và xây dựng kế hoạch giải trình. Sau khi ban hành Kế hoạch, Thường trực HĐND huyện có văn bản gửi các cơ quan, đơn vị có liên quan yêu cầu báo cáo về các vấn đề giải trình, báo cáo gửi về Thường trực HĐND huyện trước 10 ngày. Sau khi nhận được báo cáo của các cơ quan giải trình, Thường trực HĐND huyện giao cho các Ban của HĐND huyện, Văn phòng HĐND – UBND huyện nghiên cứu, xem xét và nêu các vấn đề chưa rõ, chưa thống nhất cần tiếp tục trao đổi hoặc tiếp tục làm rõ tại phiên họp Thường trực HĐND.

      Về thành phần tham dự phiên giải trình:

+ Thành viên Thường trực HĐND huyện (Chủ tịch HĐND huyện chủ trì).

+ Cá nhân, đơn vị có nội dung yêu cầu giải trình chính.

+ Thủ trưởng đơn vị giải trình có liên quan.

+ Lãnh đạo UBND huyện (phụ trách lĩnh vực có liên quan).

+ Đại biểu HĐND huyện nơi có nội dung yêu cầu giải trình.

+ Đại biểu HĐND huyện có thông tin hoặc nắm chắt những vấn đề liên quan đến nội dung yêu cầu giải trình.

+ UBND xã (nơi có nội dung yêu cầu giải trình).

+ Thường trực HĐND cá xã, thị trấn.

       Về cách thức tổ chức phiên giải trình: Chủ tọa phiên họp Thường trực HĐND (Chủ tịch HĐND) nêu nội dung yêu cầu giải trình và người có trách nhiệm giải trình báo cáo theo nội dung yêu cầu giải trình; Thủ trưởng các cơ quan đơn vị có liên quan giải trình những phần việc của mình theo yêu cầu của nội dung và sau cùng Hội nghị thảo luận làm rõ những vấn đề đặt ra, đặc biệt là nguyên nhân của những tồn tại, nguyên nhân của sự chậm thực hiện để giúp cho chủ trì kết luận về mặt trách nhiệm của cá nhân, đơn vị liên quan.

       Sau phiên giải trình Thường trực HĐND huyện họp thống nhất ban hành thông báo kết luận gửi đến cá nhân, đơn vị được yêu cầu giải trình để thực hiện theo kết luận của Thường trực HĐND huyện, đồng thời gửi đến đại biểu HĐND huyện theo dõi, giám sát kết quả thực hiện.

Có thể nói, các cuộc giải trình do Thường trực HĐND huyện Dương Minh Châu tổ chức đã có tác động tích cực đối với các cơ quan nhà nước trên địa bàn huyện, tạo ra sự thay đổi nhất định trong tư duy và hoạt động quản lý hành chính nhà nước đối với lĩnh vực được pháp luật trao quyền.

Qua tổ chức hoạt động giải trình, đã làm sáng tỏ thêm những ưu điểm, tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc và nguyên nhân để tìm ra biện pháp khắc phục thực hiện. Nhìn chung các cá nhân, cơ quan, đơn vị được yêu cầu giải trình đã nâng cao vai trò, trách nhiệm, tiếp thu các ý kiến của Đại biểu HĐND huyện với tinh thần cầu thị nghiêm túc, đồng thời đề ra lộ trình, giải pháp thực hiện hiệu quả trong thời gian tới.

        Trên cơ sở đó Thường trực HĐND huyện xem xét đánh giá kết quả tổ chức triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo tinh thần Nghị quyết HĐND đề ra, không ngừng nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước ở địa phương. Đặc biệt đối với một số vụ việc tồn đọng kéo dài, có vụ việc kéo dài trên 10 năm chưa giải quyết dứt điểm, qua thực hiện phiên giải trình đã góp phần giải quyết triệt để, tạo được sự đồng thuận và thống nhất cao của đại biểu và cử tri trên địa bàn huyện.

     Qua quá trình tổ chức các hoạt động giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND, có thể nói Thường trực HĐND huyện Dương Minh Châu bước đầu đã đạt được những kết quả nhất định. Thường trực HĐND huyện Dương Minh Châu rút ra một số vấn đề khác nhau giữa tổ chức phiên chất vấn và phiên giải trình tại phiên họp Thường trực HĐND để đại biểu nghiên cứu:

     1. Nội dung đưa ra để giải trình do Thường trực HĐND xem xét quyết định. Trên cơ sở những bức xúc của địa phương, bức xúc của cử tri hoặc các kiến nghị của HĐND chậm được thực hiện. Nội dung chất vấn thì do cá nhân Đại biểu HĐND đặt câu hỏi và chất vấn.

     2. Đối tượng bị giải trình rộng hơn đối tượng chất vấn. Đối tượng chất vấn được quy định tại Điều 96, Luật tổ chức chính quyền địa phương quy định gồm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp. Còn đối tượng bị giải trình có thể là Thủ trưởng của một số cơ quan khác đóng trên địa bàn thực hiện các nhiệm vụ có liên quan đến tình hình phát triển kinh tế-xã hội của địa phương.

    3. Thời gian, thời điểm tổ chức phiên giải trình, phiên chất vấn

      Thời gian tổ chức phiên giải trình có thể thường xuyên hàng tháng hoặc hai tháng, ba tháng (tùy theo bức xúc của nội dung yêu cầu giải trình).

      Thời gian tổ chức phiên chất vấn nên có khoản cách từ kỳ họp thường lệ đến phiên chất vấn tại phiên họp Thường trực HĐND từ hơn 2 tháng đến không quá 3 tháng so với các kỳ họp HĐND thường lệ.

28576147_215708095658888_3860435172303327942_n.jpg

Tác giả: Tấn Tài

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập14
  • Máy chủ tìm kiếm2
  • Khách viếng thăm12
  • Hôm nay1,780
  • Tháng hiện tại55,614
  • Tổng lượt truy cập2,608,639
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây