Rượu vang Nho rừng: sản phẩm của “kẻ gàn dở” phá cao su trồng Nho rừng

Thứ hai - 13/02/2017 13:50 338 0
Anh nông dân Nguyễn Văn Thông, ngụ tại ấp Phước Tân 2, xã Phan, huyện Dương Minh Châu đã làm một việc ngược đời là phá 1 ha cao su đang cho mủ để trồng cây nho rừng. Việc làm của anh Nguyễn Văn Thông được nhiều người gọi là "gàn dở" nhưng khi trò chuyện với anh chúng tôi mới biết, cái "gàn dở" đó luôn đau đáu trong lòng phải tìm cách làm giàu trên chính mảnh đất của gia đình và có sự tính toán kỹ càng về một hướng làm giàu mới lạ, mang đến đặc sản mới cho quê hương Dương Min Châu.
Anh nông dân Nguyễn Văn Thông, ngụ tại ấp Phước Tân 2, xã Phan, huyện Dương Minh Châu đã làm một việc ngược đời là phá 1 ha cao su đang cho mủ để trồng cây nho rừng. Việc làm của anh Nguyễn Văn Thông được nhiều người gọi là "gàn dở" nhưng khi trò chuyện với anh chúng tôi mới biết, cái "gàn dở" đó luôn đau đáu trong lòng phải tìm cách làm giàu trên chính mảnh đất của gia đình và có sự tính toán kỹ càng về một hướng làm giàu mới lạ, mang đến đặc sản mới cho quê hương Dương Min Châu.

nho.png
 

Ảnh: Vườn nho rừng của gia đình ông Thông đang cho năng suất khá cao

 

       Về ấp Phước Tân 2, hỏi thăm nhà anh Thông ai cũng biết, không chỉ vì anh Thông  là một nông dân sản xuất giỏi có tiếng nhiều năm liền ở địa phương, mà gần đây anh còn có  "sáng kiến" mới phá cao su trồng nho rừng. Gia đình anh Thông vốn là nông dân trồng mì và cao su lâu năm. Sau hơn 20 năm siêng năng, cần cù, chịu thương chịu khó, gia đình anh làm đã có cơ ngợi ổn định. Vợ chồng anh Thông đã xây nhà khang trang, mua sắm được xe ô tô và nuôi 2 con ăn học thành tài. Những tưởng với thành công và nguồn thu nhập ổn định từ cao su, mì, vợ chồng anh Thông sẽ tiếp tục duy trì mô hình làm ăn này. Nhưng cách đây 3 năm, người dân ấp Phước Tân mắt tròn, mắt dẹt thấy anh Thông thuê người về chặt bỏ 1ha cao su vào vụ thu hoạch có giá trị hàng tỷ đồng, rồi lại đầu tư cả trăm triệu đồng để làm cọc, cải tạo vườn trồng giống cây dại, không biết bán cho ai, dùng nho này để làm gì.

          Dẫn chúng tôi tham quan mảnh đất vườn rộng gần 1 ha đang cho trái năm thứ 2, anh Thông kể, sau khi phá cao su trồng nho, gia đình anh bị nhiều người dị nghị. Bất chấp lời dị nghị của những người xung quanh, anh vẫn cần mẫn nghiên cứu để nhân giống và chăm sóc vườn nho của mình với hy vọng, một ngày nào đó vườn nho rừng này sẽ đem lại bạc tỷ cho gia đình, đồng thời sẽ tạo công ăn việc làm cho người dân địa phương.

Chia sẻ về quyết định bị cho "gàn dở" của mình, anh Thông nói: "Một số loại cây trồng như ổi, bưởi thì đã được trồng đại trà tại địa phương,tôi muốn tìm một loại cây mới, giống mới để làm nên đặc sản mang thương hiệu tại Tây Ninh. Trước đây nhiều người thường lấy trái nho rừng này để ngâm rượu, theo ông bà truyền lại là có thể trị nhức mỏi, đau nhức cơ thể nên tôi mới nảy sinh ra ý tại sao không sản xuất thành phẩm để cho mọi người có thể sử dụng".

        Khi bắt tay vào trồng giống nho rừng này cũng là lúc gia đình anh Thông đã trải qua muôn vàn khó khăn, thất bại. Do là cây dại, trước đó chưa có ai ươm giống nho, anh phải thuê người đi tìm nho rừng ngoài tự nhiên, có khi sang tận Campuchia để tìm giống. Ban đầu do chưa có kinh nghiệm nên cây giống sau khi trồng bị chết khá nhiều. Không chịu khuất phục trước những thất bại anh Thông vẫn ngày đêm nghiên cứu lai ghép để cây nho rừng có thể sinh trưởng, phát triển tốt.

       Không phụ lòng người, sau khi trồng được 2 năm nho đầu tiên đã bắt đầu cho trái bói. Cũng lúc này mơ ước triết xuất các sản phẩm hữu ích từ trái nho rừng của ông Thông được ấp ủ từ bao năm nay đang có cơ hội trở thành hiện thực. "Nho sẽ bắt đầu cho trái từ năm thứ 2, hiện nay mỗi gốc nho của gia đình tôi cho năng suất từ 30 - 50kg, một chùm nho có thể nặng đến 5kg, nho sẽ cho năng suất cao hơn khoảng từ năm thứ 4 thứ 5. Nếu chăm sóc nho tốt, đúng kỹ thuật thì mỗi gốc nho sẽ có năng suất khoảng 100kg/vụ và cho trái liên tục trên 20 năm"

Sau khi nho được trồng thành công, thì vợ chồng ông Thông lại bắt đầu mày mò học cách triết xuất các sản phẩm hữu ích từ trái nho rừng. Đồng thời tiến hành nhiều thử nghiệm, có những lần thử nghiệm đã phải đổ bỏ hàng trăm kg nho do không đạt chất lượng. Sau nhiều lần cất công đến Hà Nội, Ninh Thuận và một số nước lân cận để học hỏi thì cuối cùng vợ chồng ông Thông cũng tìm ra được bí quyết cho riêng mình để triết xuất rượu vang từ trái nho rừng. Đồng thời, ông Thông còn làm thêm một sản phẩm từ nho rừng nữa là mật nho, để phù hợp với khách hàng nhỏ tuổi.

            Rót cho chúng tôi nếm thử một chút rượu nho do chính tay gia đình ông Thông chế biến làm ra. Khi uống, rượu có vị ngọt, hơi chua, hơi chát nhưng thơm nồng, màu sẫm đẹp (được biết là màu tự nhiên từ trái). Còn mật nho có vị thơm đặc trưng của nho, chỉ nhấm nháp một chút nhưng ai cũng phải khen ngon, đậm đà.

        Ông Thông kể: vì "vừa học vừa làm" nên những mẻ rượu, mẻ mật đầu tiên ra đời, ông chỉ dám để gia đình và môt số người thân quen tự "kiểm nghiệm" bằng vị giác, thay đổi phương pháp ủ nếu chưa đạt yêu cầu. Làm dần đến khi được mọi người khen ngợi, ông Thông mới quyết định đem sản phẩm của mình đi "gõ cửa" cơ quan chức năng để kiểm nghiệm các chỉ tiêu theo quy định. Kết quả cho thấy các sản phẩm từ nho của gia đình ông đều đảm bảo an toàn cho người dùng.

ruou.png

     Ảnh: Sản phẩm rượu nho và mật nho của gia đình được sản xuất theo quy trình hiện đại khép kín

 

      Ông Thông cho biết: "Trái nho sau khi thu hoạch mang về chế biến qua nhiều công đoạn như rửa, sàng lọc loại bỏ những trái không đạt tiêu chuẩn như hư, thối, dập, sau đó sẽ rửa tinh, rửa khô để đảm bảo trái sạch sẽ, an toàn khi đưa vào xay và ủ. Qua 6 tháng ủ thì mới đưa vào máy ly tâm, sau quá trình ly tâm sẽ được lọc lấy nước đem vào ủ để chưng cất thêm 6 tháng nữa. Như vậy, quá trình sau 1 năm thì rượu có thể đem ra đóng chai và đưa ra thị trường. Quá trình trên đều được sản xuất khép kín, công nhân lặt trái, đóng chai đều phải tuyệt đối tuân thủ quy định bảo đảm an toàn vệ sinh thực phẩm".

Hai sản phẩm triết suất từ nho rừng này đều đã được công nhận đảm bảo 100% không sử dụng chất phụ gia và được các cơ quan chức năng có thẩm quyền chứng nhận, như: Viện hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cục tiêu chuẩn đo lượng chất lượng - Trung tâm kỹ thuật tiêu chuẩn đo lường chất lượng 3, Sở Y tế Tây Ninh và một số cơ quan chức năng khác cấp giấy chứng nhận về an toàn thực phẩm, giấy phép kinh doanh và nhãn hiệu độc quyền đối với 2 sản phẩm rượu vang và mật nho mang tên "Vang – Cy".

     Hai sản phẩm này khi đưa ra thị trường đến với người tiêu dùng khẳng định thương hiệu rượu nho, mật nho rừng đầu tiên được bảo hộ độc quyền vào đảm bảo an toàn cho người sử dụng và là một trong những đặc sản mới Tây Ninh. Đồng thời, chứng minh cho cái "gàn dở" của ông Thông rằng, nếu chịu khó học hỏi, thử nghiệm và đứng lên sau những thất bại thì sẽ có ngày gặt hái được những thành quả ngọt ngào.

Tác giả: Vũ Nguyệt (nguồn DMC ngày nay)

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập5
  • Máy chủ tìm kiếm1
  • Khách viếng thăm4
  • Hôm nay1,716
  • Tháng hiện tại24,597
  • Tổng lượt truy cập1,975,561
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây