MỘT SỐ ĐIỂM MỚI NGHỊ ĐỊNH SỐ 32/2020/NĐ-CP

Thứ năm - 29/07/2021 19:00 198 0
Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020.

Ngày 05/3/2020, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 32/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP ngày 23/7/2012 của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Nghị định này sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 15/5/2020.

  1. SỰ CẦN THIẾT BAN HÀNH NGHỊ ĐỊNH 32/2020/NĐ-CP SỬA ĐỒI, BỔ SUNG NGHỊ ĐỊNH SỐ 59/2012/NĐ-CP

Sau một thời gian triển khai thực hiện Nghị định số 59/2012/NĐ-CP của Chính phủ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật; bên cạnh những kết quả tích cực đã đạt được, công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật tồn tại vướng mắc, bất cập như: chưa quy định cụ thể về thẩm quyền, quy trình, biểu mẫu kiểm tra, điều tra, khảo sát về tình hình thi hành pháp luật nên mỗi nơi có cách làm và vận dụng khác nhau; thiếu cơ chế về thẩm quyền xử lý đối với các sai phạm được phát hiện qua công tác kiểm tra (chỉ dừng lại ở mức kiến nghị) nên hoạt động kiểm tra tình hình thi hành pháp luật chưa thực sự phát huy hiệu quả; quy định về sự tham gia của các tổ chức, cá nhân trong hoạt động theo dõi tình hình thi hành pháp luật còn chung chung, chưa có hướng dẫn cụ thể về hình thức, cách thức phối hợp nên chưa phát huy hiệu quả vai trò của các Đoàn thể, các tổ chức trong xã hội, cá nhân về cung cấp thông tin và tham gia vào xử lý thông tin về tình hình thi hành pháp luật; tiêu chí theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật chưa rõ ràng, gây khó khăn trong theo dõi, đánh giá tình hình thi hành pháp luật. Do vậy, việc ban hành Nghị định sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 59/2012/NĐ-CP là thật sự cần thiết để nâng cao hiệu quả công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong thời gian tới.

  1. NỘI DUNG

2.1. Bổ sung quy định về xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Hằng năm, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm xây dựng, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật của bộ, ngành, địa phương, gửi về Bộ Tư pháp trước ngày 30 tháng 01 hàng năm để theo dõi, tổng hợp.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, ban hành Kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong lĩnh vực trọng tâm, liên ngành trước ngày 01 tháng 01 của năm kế hoạch.

2.2. Bổ sung quy định về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Bộ Tư pháp có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp, nghiên cứu, đề xuất Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật đối với những vấn đề thuộc thẩm quyền quyết định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.

Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc kịp thời xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật; tổng hợp việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong báo cáo hằng năm gửi Bộ Tư pháp.

- Chậm nhất sau 30 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải báo cáo bằng văn bản về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Đối với các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị này gửi Bộ Tư pháp trong quý I năm sau kỳ báo cáo.

- Trong trường hợp phát hiện tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi quản lý ban hành văn bản hướng dẫn áp dụng pháp luật hoặc quyết định áp dụng pháp luật chưa bảo đảm tính chính xác, vi phạm quy định pháp luật về thẩm quyền, trình tự, thủ tục, thì Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải ban hành văn bản yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền kịp thời đính chính, sửa đổi, bổ sung hoặc bãi bỏ, ban hành mới văn bản theo đúng quy định của pháp luật.

Trường hợp phát hiện các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các cấp có quy định trái với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên thì Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp phải kịp thời xử lý văn bản trái pháp luật theo thẩm quyền được quy định tại Điều 118, Điều 119 và Điều 120 của Nghị định số 34/2016/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật.”

Cụ thể: Chậm nhất sau 30 (ba mươi) ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, cơ quan, tổ chức và cá nhân có trách nhiệm xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật phải báo cáo bằng văn bản về tình hình, kết quả thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục hạn chế, tồn tại và xử lý hành vi vi phạm được phát hiện trong quá trình theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

Đối với các kiến nghị về việc sửa đổi, bổ sung, ban hành mới các quy định trong các văn bản quy phạm pháp luật nêu tại báo cáo theo dõi tình hình thi hành pháp luật hằng năm do Bộ Tư pháp gửi Thủ tướng Chính phủ, các Bộ, ngành và địa phương có trách nhiệm báo cáo tình hình xử lý các kiến nghị này gửi Bộ Tư pháp trong Quý I năm sau kỳ báo cáo

2.3. Bổ sung quy định về kiểm tra tình hình thi hành pháp luật

Theo đó, Ủy ban nhân dân các cấp kiểm tra việc thực hiện công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo các nội dung sau đây:

- Kiểm tra việc ban hành các văn bản hướng dẫn, chỉ đạo thực hiện theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra việc bảo đảm các điều kiện về biên chế, kinh phí theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra việc tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra việc ban hành và tổ chức triển khai thực hiện các kế hoạch theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra công tác phối hợp theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Kiểm tra việc xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật.

2.4. Bổ sung quy định về cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật được huy động để tham gia hoạt động thu thập, tổng hợp thông tin; điều tra, khảo sát; tham gia ý kiến về xử lý kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Các tổ chức (Hội Luật gia Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam và các Đoàn Luật sư, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, các hội xã hội, nghề nghiệp, tổ chức nghiên cứu, đào tạo, chuyên gia, nhà khoa học) được huy động tham gia làm cộng tác viên phải có lĩnh vực hoạt động phù hợp với lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật. Cá nhân được huy động tham gia làm cộng tác viên phải am hiểu lĩnh vực cần theo dõi tình hình thi hành pháp luật;

- Cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật thực hiện theo chế độ hợp đồng theo từng vụ việc cụ thể, trừ trường hợp cộng tác viên theo dõi tình hình thi hành pháp luật là cán bộ, công chức, viên chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước.”

2.5. Sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn gửi Báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật

- Trách nhiệm của Bộ Tư pháp: Hằng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước chậm nhất vào ngày 25 tháng 12 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 15 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 14 tháng 12 của kỳ báo cáo.

- Trách nhiệm của Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ: Hằng năm báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo.

- Trách nhiệm của Ủy ban nhân dân các cấp: Hằng năm Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo Bộ Tư pháp về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật chậm nhất vào ngày 10 tháng 12 của kỳ báo cáo. Thời gian chốt số liệu báo cáo tính từ ngày 01 tháng 12 của năm trước kỳ báo cáo đến ngày 30 tháng 11 của kỳ báo cáo. Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện việc báo cáo về công tác theo dõi tình hình thi hành pháp luật theo yêu cầu của Ủy ban nhân dân cấp trên trực tiếp.

2.6. Bổ sung quy định trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật:

- Trên cơ sở kết quả theo dõi tình hình thi hành pháp luật, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi quản lý nhà nước được giao.

- Căn cứ quy định tại Điều 7, Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định 59/2012/NĐ-CP, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm xem xét, đánh giá tác động tích cực, tác động tiêu cực của việc thi hành các quy định của pháp luật đối với đời sống kinh tế, xã hội.

- Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định chi tiết việc xem xét, đánh giá tình hình thi hành pháp luật quy định tại Điều 8, Điều 9 và Điều 10 của Nghị định này.

- Sửa đổi, bổ sung quy định về thời hạn gửi Báo cáo về công tác theo dõi tình hình

PTP

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

  Ý kiến bạn đọc

Danh mục

Thống kê truy cập
  • Đang truy cập3
  • Hôm nay128
  • Tháng hiện tại61,952
  • Tổng lượt truy cập1,880,326
Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây